Trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam là một hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa với phong phú các loài thực vật rải rác trong các điều kiện sống khác nhau. Do đó Việt Nam được các nhà khoa học nhận định là một trong những quốc gia có tài nguyên phong phú cần được bảo vệ và UNESCO đã công nhận chính thức 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam vào năm 2021.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là gì?

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.

Để trở thành một Khu dự trữ sinh quyển thế giới cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

  1. Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những khu vực phát triển có các mức độ tác động khác nhau (gradiation) của con người.
  2. Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
  3. Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững ở cấp độ vùng.
  4. Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
  5. Khu vực đó có đủ những phân vùng thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu dự trữ sinh quyển thông qua: (a) vùng lõi có diện tích đủ lớn, được thiết lập bởi pháp luật, hoặc một vùng được dành riêng cho việc bảo tồn lâu dài; (b) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn; (c) vùng chuyển tiếp dành cho việc khuyến khích và tạo ra các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững.
  6. Có bố trí các cơ cấu quản lý để huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan, giữa chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và khối tư nhân để thiết kế và thực hiện các chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
  7. Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận, bao gồm: (a) các cơ chế quản lý các hoạt động và khai thác của con người tại vùng đệm; (b) có một chính sách hoặc kế hoạch quản lý cho toàn khu dự trữ sinh quyển; (c) có một cơ chế hoặc đội ngũ quản lý được thành lập để thực hiện chính sách hoặc kế hoạch đó; (d) có các chương trình nghiên cứu, quan trắc, giáo dục và đào tạo.

Đặc trưng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Khu dự trữ sinh quyển thế giới có những nét giống và khác với một vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như sau:

  • Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ là một phần trong một khu dự trữ sinh quyển. Mỗi khu dự trữ sinh quyển có thể có nhiều vùng lõi là các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu dự trữ sinh quyển, đó là chức năng bảo tồn. Trong khi khu dự trữ sinh quyển, ngoài chức năng bảo tồn thiên nhiên còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh thái…) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục…
  • Khu dự trữ sinh quyển còn là một cách tiếp cận bảo tồn và phát triển bền vững tương đối mới (ra đời từ năm 1971) so với cách tiếp cận tập trung vào mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên – vốn xuất phát từ khái niệm khu bảo vệ, vốn đã có lịch sử hình thành và tiến hóa qua nhiều thế kỷ.
  • Các khu dự trữ sinh quyển thế giới được điều phối bởi Ủy ban MAB của UNESCO trong khi các khu bảo vệ (PA) được điều phối bởi IUCN.

Xếp hạng 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam

Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Rừng Ngập Mặn Cần Giờ
Rừng Ngập Mặn Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là một khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển này bao gồm Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu.

Review Kinh Nghiệm Cắm Trại Hồ Trị An Mã Đà

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương và Đăk Nông, với tổng diện tích 966.563 ha, gồm ba vùng: vùng lõi có diện tích 169.072 ha; vùng đệm có diện tích 349.995 ha và vùng chuyển tiếp có diện tích 447.496 ha.

Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận tại Việt Nam cho các vùng đất phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm ở cửa sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Khu dự trữ sinh quyển thế giới này chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu với các kiểu sinh cảnh chủ yếu như: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao… Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đồng quê và tắm biển.

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).

Quần đảo Cát Bà là một quần đảo gồm 367 đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát sóng vô tuyến (Wifi). Cát Bà đang không ngừng được đầu tư và phát triển để trở thành địa điểm du lịch mang tầm vóc quốc tế trong tương lai.

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang. Tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến 27/10/2006 tại Paris, UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển này.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Với diện tích hơn 1,1 triệu ha, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới, sau Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.

Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái. Có thể thấy ở đây từ rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi đến hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển… Đây là khu dự trữ sinh quyển thứ năm của Việt Nam được UNESCO công nhận.

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, U Minh Thượng và thành phố Phú Quốc, có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương – Kiên Hải.

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được chính thức công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007 với trung tâm là Vườn quốc gia Pù Mát. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thứ sáu của Việt Nam được UNESCO công nhận.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra.

Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An có diện tích 1.303.285ha, thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn; trong đó Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo).

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009).

Ngày 26/5/2009, tại đảo Jeju – Hàn Quốc, Ủy ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới của UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Có thể nói, danh hiệu Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An là một sản phẩm của công tác bảo tồn, là kết quả nỗ lực trong thời gian dài của cộng đồng cư dân địa phương và các ban, ngành thành phố Hội An.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 05 năm ngày Cù Lao Chàm – Hội An trở thành Khu DTSQ thế giới, 10 năm thành lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 15 năm đô thị cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới, chúng tôi xây dựng báo cáo kết quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu DTSQ. Theo đó, kết quả hoạt động bảo tồn biển, bảo vệ di sản văn hóa và các kết quả khác của các ban, ngành liên quan thuộc Thành phố là một bộ phận cấu thành và góp phần xây dựng, bảo vệ Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.

Theo quy định tại Điều 4, Khung Pháp lý của Mạng lưới toàn cầu các Khu DTSQ thế giới được thông qua tại Đại hội đồng UNESCO năm 1995, để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới phải đạt được 7 tiêu chí về các lĩnh vực bảo tồn, phát triển kinh tế và thể chế quản lý hiệu quả.

Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An nằm cuối dòng Sông Thu Bồn, được thừa hưởng sự đa dạng các hệ sinh thái như: các bãi sậy, bãi cói, cồn cát, rừng ngập mặn, rừng dừa nước, thảm cỏ biển, rạn san hô, quần cư rong biển, rừng tự nhiên trên đảo. Các hệ sinh thái này được trải dài dọc theo các nhánh sông và bao bọc lấy Hội An, mang lại cho Hội An một sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, tạo ra các dịch vụ sinh thái, là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Trong thời gian qua, thành phố Hội An đã tiếp cận được các khái niệm về bảo tồn và phát triển bền vững, bằng việc xây dựng các mô hình thực tiễn bao gồm: bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; thực hiện bảo tồn biển tại Cù Lao Chàm, bảo tồn rừng dừa nước ở Cẩm Thanh, bảo vệ cua đá với vai trò chủ đạo của cộng đồng,..vv.

Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An có tổng diện tích là 33.146 ha, dân số khoản 84.000 người, được phân chia thành 03 vùng chức năng, bao gồm: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau là một khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận bao gồm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Hạ và khu vực rừng phòng hộ ven Biển Tây nằm tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển này là 371.506 ha với gồm vùng lõi (17.329 ha), vùng đệm (43.309 ha) và vùng chuyển tiếp (310.868 ha).

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình gồm rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, biển và ven biển,… mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.

Tại kỳ họp thứ 21, Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB) trực thuộc Ủy ban UNESCO (diễn ra từ ngày 25 đến 29 tháng 5 năm 2009 tại Jeju, Hàn Quốc), đã chính thức công nhận hai khu vực của Việt Nam là Cù Lao Chàm-Hội An và Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là địa danh được công nhận là khu du lịch quốc gia.

Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015).

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam được công nhận tại Kỳ họp lần thứ 27 ngày 9/6/2015 của Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển thuộc UNESCO. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại miền đất Tây Nguyên được UNESCO công nhận, đưa tổng số Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam lên con số 9.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang có diện tích 275.439 ha, nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc khu vực nam Tây Nguyên, Việt Nam và được đặt tên theo ngọn núi Langbiang, nơi có câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng Lang và nàng Biang của người K’Ho – cư dân thiểu số bản địa đã sinh sống ở đây bao đời nay.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) (2021)

Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003. Năm 2021, đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Ở phạm vi rộng hơn, cho cả vùng Phan Rang liền kề thì Phan Rang thuộc kiến trúc hình thái kiểu đồng bằng tích tụ rìa vòng tân kiến tạo. Đồng bằng được hình thành từ kết quả của sụt lún kèm theo bóc mòn, là nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy Cam Ranh-Phan Rang, Krongpha-Phan Rang, địa hình bị hạ thấp và bóc mòn nhiều. Giới hạn phía bắc chính là khối Núi Chúa. Xem xét tổng thể thì khu vực Phan Rang bị giới hạn xung quanh bởi các khối núi tảng cao hơn hình thành một dạng bồn trũng khép kín chỉ hở ra mặt phía Đông là biển.

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (Gia Lai) (2021)

Từ tháng 9/2021, việc UNESCO công nhận cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở hướng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng, qua đó, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt dựa vào cộng đồng.

11 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng sẽ đóng góp vào việc bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen di truyền thông qua việc bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng). Hai vùng lõi này sẽ tạo nên hành lang đa dạng sinh học, duy trì sự toàn vẹn và tổng thể các hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn lại của vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop