Sinh cảnh tự nhiên và hệ thực vật ở Mã Đà bao gồm 3 sinh cảnh chính trong đó có nhiều kiểu rừng chính với các loài chủ lực khác nhau đồng thời nơi đây cũng phong phú các loài thực vật của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Sinh cảnh tự nhiên
Rừng kín thường xanh

Ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae)
Ưu hợp này thuộc kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malayxia – Indonexia và hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, với diện tích lớn khoảng 26,81% diện tích khu bảo tồn, tập trung phân bố nhiều ở khu vực Hiếu Liêm, Mã Đà và một diện tích nhỏ ở Vĩnh An. Lâm phần rừng đã có tác động khai thác gỗ, củi nhiều lần của con người, cấu trúc lâm phần được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,3 – 0,6
– N/ha : biến động 200 – 1000 cây.
– D1.3 : biến động 16-26 cm.
– H : biến động 15-20 m.
– Thành phần loài cây gỗ ưu thế trong lâm phần:
+ Họ Dầu (Dipterocarpaceae), trong đó có 2 loài ưu thế: Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Chai (Shorea thorelii).
+ Họ Bồ hòn (Sapindaceae), đặc trưng là chi Trường (Xerospermum)
+ Họ Sim (Myrtaceae), đặc trưng là chi Trâm (Syzygium)
+ Họ Thị (Ebenaceae), đặc trưng là chi Thị (Diospyros)
+ Họ Cà phê (Rubiaceae), đặc trưng là chi Gáo (Nauclea)
+ Họ Cỏ roi ngựa (Verbanaceae), đặc trưng là chi Bình linh (Vitex)
+ Họ Bứa (Clusiaceae), đặc trưng là chi Bứa (Garcinia)
Quần hợp Lồ ô (Bambusa procera Chev.& Camus)
Có diện tích nhỏ (chiếm khoảng 0,6%) phân bố chủ yếu ở khu vực Vĩnh An.
Về cấu trúc được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,6-0,7
-N/ha : biến động 400- 5000 cây
+ Non : 15%
+ Trung bình : 35%
+ Già : 50%
-D1.3 : biến động 5-7 cm
-H : biến động 11-13 m
Lồ ô ở đây thường mọc tản tương đối đều, rải rác có một vài loài cây gỗ ưa sáng sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế thấp như: Bình linh (Vitex), Lim vàng (Peltophorum), Bông bệt (Mallotus)…
Ưu hợp cỏ tranh (Imperata cylindrica), chi Sầm (Memecylon), chi Mua (Melastoma)
Có diện tích không lớn (khoảng 3,0% diện tích) phân bố rải rác ở các khu vực gần khu dân cư (nhất là khu vực Hiếu Liêm) do đốt nương làm rẫy, đã nhiều năm bỏ hoang, đất đã bị thoái hoá, khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng hình thành.
Về thành phần thực vật ở đây chủ yếu có cỏ tranh (Imperata cylindrica) với độ che phủ trên 80% và một số loài cây bụi hoặc cây gỗ tạp phân bố rải rác như: Mua an bích (Menlastoma osbeckoides), Sầm (Memecylon), Găng (Randia), Bình linh (Vitex), Yên bạch (Eupatorium odoratum), Cò ke á châu (Grewia asiatica), Thành ngạnh (Cratoxylon), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Mắc cỡ (Mimosa pudica)…
Ưu hợp Keo (Acacia), cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), cây họ Đậu (Fabaceae)
Với diện tích khoảng 4,5% diện tích khu bảo tồn, được trồng cùng thời điểm với quần hợp keo lá tràm nhưng được trồng hỗn giao với một số loài cây của họ Dầu (Dipterocarpaceae) như: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata) hoặc Muồng (Cassia) thuộc họ Đậu (Fabaceae)… cũng ở nhiều cấp tuổi khác nhau.
Các trị số khảo sát ghi nhận được như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,4 – 0,8
– N/ha : biến động 540 – 600 cây
– D1.3 : biến động 15 – 16 cm
– H : biến động 12 – 14 m
Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx)
Có diện tích lớn nhất (khoảng 84,3%); phân bố tập trung ở 3 khu vực Mã Đà, Hiếu Liêm và Vĩnh An. Số cây rụng lá < 15%, với các cây ưu thế: họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae)… Kiểu rừng này hiện có 10 xã hợp thực vật chính nằm trong 2 kiểu phụ là:
– Kiểu phụ miền thực vật
– Kiểu phụ thứ sinh nhân tác
Ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Thị (Ebenaceae)

Ưu hợp thực vật này thuộc kiểu phụ miền thực vật, có diện tích lớn nhất (chiếm 32,9% diện tích của khu bảo tồn), tập trung phân bố nhiều ở khu vực Mã Đà và một phần ở Vĩnh An, Hiếu Liêm.
Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ, củi nhiều lần với cường độ tác động mạnh hơn ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên.
Về cấu trúc được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : từ 0,3 – 0,6
– N/ha : biến động từ 230 – 1140 cây
– D1.3 : biến động từ 13-26 cm
– H : biến động từ 14-16 m
– Họ cây ưu thế có tổ thành gồm:
+ Họ Dầu (Dipterocarpaceae) có 6 chi, trong đó có 2 loài ưu thế: Chai (Shorea thorelii), Làu táu (Vatica).
+ Họ Bồ hòn (Sapindaceae) có 3 chi, trong đó có chi Trường (Xerospermum) chiếm ưu thế.
+ Họ Thị (Ebenaceae) có 1 chi Thị (Diospyros) chiếm ưu thế.
+ Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 1 chi Bình linh (Vitex) chiếm ưu thế.
+ Họ Sim (Myrtaceae) chỉ có 1 chi Trâm (Syzygium) chiếm ưu thế.
Ưu hợp chi Trường (Xerospermum), chi Thị (Diospyros), chi Trâm (Syzygium)
Thuộc kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động phá hoại của con người. Có diện tích nhỏ phân bố ở khu vực Vĩnh An, Mã Đà.
Lâm phần rừng này đã bị con người khai thác gỗ, củi nhiều lần nên hầu hết các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) hầu như còn lại rất ít so với 2 ưu hợp thực vật trên.
Về cấu trúc được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,3 – 0,4
– N/ha : biến động 250 – 960 cây (tùy theo hiện trạng rừng)
– D1.3 : biến động 13-21 cm
– H : biến động 14-25 m
– Chi cây ưu thế có tổ thành gồm:
Chi Trường (Xerospemum); Chi Thị (Diospyros); Chi Trâm (Syzygium); Lim vàng (Peltophorum); Gáo (Neonauclea); Chi Bình linh (Vitex).
Ưu hợp Xuân thôn (Swintonia floribunda), chi Chai (Shorea), chi Trường (Xerospermum)
Có diện tích nhỏ, phân bố thành quần thụ riêng rõ ràng ở cả 3 khu vực Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm với loài cây ưu thế là Xuân thôn nhiều hoa (Swintonia floribunda) mà dân địa phương thường gọi là Dái ngựa thuộc họ Xoài (Anacardiaceae) chiếm tầng trên của lâm phần rừng.
Về cấu trúc được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,3 – 0,6
– N/ha : biến động 370 – 880 cây
– D1.3 : biến động 13,7 – 28,6 cm
– H : biến động 15-20 m
– Chi cây ưu thế có tổ thành gồm:
+ Họ Xoài (Anacardiaceae) đặc trưng là chi Xuân thôn (Swintonia).
+ Họ Dầu (Dipterocarpaceae) đặc trưng là chi Chai (Shorea).
+ Họ Bồ hòn (Sapindaceae) đặc trưng là chi Trường (Xerospermum).
+ Họ Máu chó (Myristicaceae) đặc trưng là chi Máu chó (Knema).
+ Họ Thị (Ebenaceae) đặc trưng là chi Thị (Diospyros).
+ Họ Sim (Myrtaceae) đặc trưng là chi Trâm (Syzygium).
+ Họ Bứa (Clusiaceae) đặc trưng là chi Bứa (Garcinia).
Ưu hợp chi Trường (Xerospermum), chi Trâm (Syzygium), Lồ ô (Bambusa procera)
Xã hợp thực vật này cũng thuộc kiểu phụ nhân tác do hoạt động khai thác gỗ, củi kiệt quệ của con người hình thành, với diện tích khá lớn (chiếm 7,6% diện tích của khu bảo tồn) tập trung ở khu vực Vĩnh An và một phần Mã Đà. Hầu hết các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và cây gỗ có giá trị kinh tế khác hiện nay chỉ còn lại cá biệt và thay thế dần bằng những cây gỗ ưu sáng, sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế thấp. Đặc biệt trong ưu hợp này Lồ ô (Bambusa procera) phát triển mạnh.
Về cấu trúc được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,4 – 0,6
– N/ha :
Gỗ: biến động 225 – 650 cây
Lồ ô: biến động 2500-3000 cây
– D1.3 :
Gỗ: biến động 15- 40 cm
Lồ ô: 3-5 cm
– Hvn :
Gỗ : biến động 15-20 m
Lồ ô: 10-12 m
– Các chi thực vật chiếm ưu thế lâm phần gồm:
Trường (Xerospermum); Trâm (Syzygium); Máu chó (Knema); Bình linh (Vitex); Quần đầu (Polyalthia); Thị (Diospyros); Bằng lăng (Lagerstroemia); Chai (Shorea); Gáo (Neonauclea); và Lồ ô (Bambusa procera).
Quần hợp Keo lá tràm (Acacia auriculaeformis)
Thuộc kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động xây dựng của con người gây trồng trong nhiều năm nay ở nhiều cấp tuổi khác nhau với diện tích không lớn và phân tán.
Các trị số khảo sát ghi nhận được như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,4 – 0,7
– N/ha : biến động 500 – 600 cây
– D1.3 : biến động 12 – 15 cm
– H : biến động 11-14 m
Quần hợp Bạch đàn (Eucalyptus)
Với diện tích chiếm khoảng 1,9% diện tích của khu bảo tồn, được trồng trên đất xám phù sa cổ ở phía Nam khu vực Hiếu Liêm.
Các chỉ số khảo sát ghi nhận được như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,4 – 0,4
– N/ha : biến động 600-700 cây
– D1.3 : biến động 15 – 20 cm
– H : biến động 16-18 m
Rừng chỉ có một tầng cây gỗ là bạch đàn (Eucalyptus), cây bụi và cây gỗ tái sinh tầng dưới hầu như không có.
Có thể bạn cũng thích: Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Rừng kín nửa rụng lá

Ưu hợp chi Bằng lăng (Lagerstroemia), chi Trường (Xerospermum), chi Trâm (Syzygium)
Thuộc kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ – Miến Điện và khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa.
Ưu hợp thực vật này có diện tích chiếm khoảng 6,5% diện tích của khu bảo tồn, phân bố thành những lán nhỏ phân tán ở 3 khu vực và cũng đã qua tác động khai thác gỗ, củi trong những năm trước đây khá mạnh. Những cây Bằng lăng còn lại ở đây chủ yếu là Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata) già cỗi, thường bị bộng, giá trị sử dụng thấp.
Về cấu trúc lâm phần được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,3 – 0,5
– N/ha : biến động 340 – 545 cây
– D1.3 : biến động 19-22 cm
– H : biến động 13-25 m
– Các chi thực vật ưu thế của lâm phần:
Chi Bằng lăng (Lagerstroemia); Chi Trường (Xerospermum); Chi Trâm (Syzygium); Chi Bình linh (Vitex); Chi Chai (Shorea); Chi Thị (Diospyros).
Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới
Chiếm khoảng 15,0% diện tích, đứng thứ hai sau rừng kín thường xanh, phân bố tập trung hoặc phân tán ở cả 3 khu vực: Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm. Có tỷ lệ cây rụng lá từ 25-30%, với các họ ưu thế: Tử vi (Lythraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ phụ Tre (Bambusoideae).
Ưu hợp Lười Ươi (Scaphium macropodium), Xuân thôn (Swintonia floribunda), Lồ ô (Bambusa procera)
Ưu hợp thực vật này thuộc kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động khai thác của con người, với diện tích khá lớn, chiếm khoảng 8,5% diện tích của khu bảo tồn, tập trung chủ yếu ở phía Bắc Vĩnh An, và cũng có sự tác động khai thác gỗ và chặt hạ cây lấy trái Lười ươi của con người những năm trước đây khá mạnh.
Về cấu trúc lâm phần được thể hiện như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,3 – 0,6
– N/ha :
Gỗ: biến động 190 – 700 cây
Lồ ô: 1.000-1.500 cây với 3 cấp sinh trưởng như sau:
Non: 15%
Trung bình: 21%
Già: 64%
– D1.3 :
Gỗ: có D 1.3 từ 14 – 25 cm
Lồ ô: 5-8 cm
– Hvn
Gỗ: biến động 15-18 m
Lồ ô: 12-13m
– Các chi thực vật ưu thế của lâm phần gồm:
Lười ươi (Scaphium macropodia); Trường (Xerospermum); Chi Trâm (Syzygium); Chi Quần đầu (Polyalthia); Chi Máu chó (Knema); Xuân thôn (Swintonia); Chi Bình linh (Vitex).
Thông tre
Rừng kín rụng lá

Quần hợp Dầu lông (Dipterocarpus intricatus)
Thuộc kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia – Indonexia.
Chỉ thấy phân bố thành “láng dầu” nhỏ trên đất xám phù sa cổ thường ngập nước và mùa mưa ở khu vực Hiếu Liêm. Hiện nay quần hợp thực vật này chỉ còn lại những cây chồi, có kích thước nhỏ.
Cây Dầu lông (Dipterocarpus intricalus) là cây gỗ lớn rụng lá mùa khô, thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) có tổ thành số lượng cá thể loài trên 90% chiếm tầng ưu thế sinh thái của lâm phần.
Các trị số khảo sát ghi nhận được như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,4 – 0,5
– N/ha : 150 – 160 cây
– D1.3 : 28 cm
– H : 22 m
Cây bụi và cây gỗ tái sinh có phân bố rải rác không đều.
Quần hợp Giá tị (Tectona grandis)
Thuộc kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động xây dựng của con người.
Xã hợp thực vật này có diện tích nhỏ (khoảng 0,3%) được trồng trên đất xám phù sa cổ khu vực Mã Đà.
Các trị số khảo sát ghi nhận được như sau:
– Độ tàn che lâm phần : 0,4 – 0,5
– N/ha : 500 – 550 cây
– D1.3 : 18-20 cm
– H : 15-17 m
Về cấu trúc lâm phần rừng chỉ có một tầng cây gỗ giá tị (Tectona grandis) là cây gỗ lớn, rụng lá toàn bộ vào mùa khô, thuộc họ Cỏ Roi ngựa (Verbenaceae). Cây bụi, thảm tươi có phân bố rải rác không đều ở tầng dưới tán.
Hệ thực vật ở Mã Đà
Hệ thực vật Mã Đà gồm 6 ngành là Dây gắm, Dương xỉ, Ngọc lan, Thạch tùng (Thông đất), Thông, Tuế. Với 7 lớp Dây gắm, Lưỡi rắn, Rau vị, Tòa sen, Hành, Song tử diệp, Thạch tùng, Thủy cứu, Thông Tuế. Trong đó lớp Song tử diệp là lớp có số lượng loài phong phú nhất với 548 loài trong tổng số 610 loài thực vật của Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
Theo thống kê sách đỏ ở đây có tổng số 20 loài với 9 loài ở cấp Nguy cấp (EN) 6 loài ở cấp IIA và 8 loài ở cấp sẽ nguy cấp (VU) gồm:
Thiết đinh lá bẹ (IIA), Cẩm lai bông, Cẩm lai Bà Rịa (IIA), Dáng hương trái to (IIA/EN), Thần linh lá quế (VU), Lòng mức (EN), Sâm cau (VU), Nần nghệ/Từ Collett (EN), Lát hoa Đồng Nai (VU), Nam hoàng nhuộm (IIA), Trám đen/cà na/Bùi (VU), Dó bầu (Trầm) (EN), Sồi đá/Dẻ sáp (EN), Găng nghèo (Chim chích) (VU), Dẻ cắt ngang (VU), Dẻ áo (Dẻ đá nhung) (EN), Sổ bà (Sổ Ấn) (EN), Thần phục (VU), Gõ đỏ (Gõ cà te, Hồ bì) (IIA/EN), Giên/Giên trắng (VU), Gõ mật (Gõ sẻ, Gõ đen) (IIA/EN).
- 1
- 2
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5