Loài nguy cấp Endangered Species (EN)
Loài nguy cấp hay loài có nguy cơ tuyệt chủng là loài đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên (IUCN). Chúng đứng thứ hai trong danh lục đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa. Năm 2016, Việt Nam có 10 loài linh trưởng Việt Nam được xếp vào danh lục này.
Tuy số lượng loài Linh trưởng nguy cấp hiện nay không thay đổi nhưng đã có 3 trong số 10 loài được đẩy lên mức cực kỳ nguy cấp. Bổ sung vào danh lục này thêm 2 loài từ mức dễ bị tổn thương lên mức nguy cấp và 1 loài từ mức ít quan tâm lên thẳng mức nguy cấp.
Voọc bạc đông dương/Germain’s Langur (Trachypithecus germaini)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Trachypithecus
Loài (species): Trachypithecus germaini

Lãnh thổ của loài có nguy cơ tuyệt chủng này kéo dài từ phía Nam Miến Điện qua miền Nam Thái Lan, Nam Lào, Campuchia tới miền Nam Việt Nam, chỉ ở tỉnh Kiên Giang. Chưa rõ toàn cầu hiện còn bao nhiêu con nhưng số lượng đang giảm dần.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Chúng xuất hiện ở rừng nhiệt đới, bán nhiệt đới, cả ở ven sông và rừng rụng lá hỗn hợp. Môi trường sống của chúng giống như của loài Voọc bạc an nam. Tuy nhiên, loài này sống xa hơn về phía Nam và chưa có ghi nhận cho thấy hai loài này sống chung trong một sinh cảnh.
Chúng xuất hiện ở Kiên Giang, Hòn Chông, Phú Quốc.

Đặc điểm
Voọc bạc có màu đen trên bàn tay, bàn chân và phần trên cơ thể của nó, sau đó chuyển dần sang màu xám nhạt hơn ở phần dưới. Chúng có đuôi dài màu xám và lông trắng trên khuôn mặt tròn. Con non của loài này có bộ lông màu cam sáng.
Chế độ ăn của voọc bạc là lá, chúng ăn cả lá, chồi và quả. Chế độ ăn này cần một thời gian nghỉ ngơi, vào lúc đó chúng có thể trải qua quá trình nhai lại.
Trachypithecus germaini giống như các loài voọc châu Á khác, là những loài linh trưởng phi xã hội. Chúng không ưa thích thực hiện các hành vi xã hội so với việc kiếm ăn và nghỉ ngơi, những hoạt động chiếm phần lớn thời gian trong ngày của chúng. Tuy nhiên, Trachypithecus germaini thường được quan sát thấy sống theo bầy gần gũi về mặt xã hội từ 10 đến 50 cá thể.
Những loài săn loài voọc, bao gồm cả voọc bạc, bao gồm báo hoa mai, hổ, chó săn và rắn lớn. Nhiều loài động vật ăn thịt nhỏ sẽ ăn voọc non.
Các mối đe dọa phổ biến đối với voọc bạc bao gồm săn bắn, buôn bán vật nuôi ngoại lai và mất môi trường sống do mở rộng nông nghiệp.
Voọc bạc an nam/Annamese Langur (Trachypithecus margarita)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Trachypithecus
Loài (species): Trachypithecus margarita

Loài voọc an nam có nguy cơ tuyệt chủng này đã từng xuất hiện rộng rãi ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam, Nam Lào và Đông Campuchia bên bờ tây của sông Mekong. Loài này chỉ còn phân bố rải rác ở một số nơi do nạn săn bắt, môi trường sống bị mất, và gần đây ở Việt Nam rất ít khi thấy chúng.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này xuất hiện ở rừng nhiệt đới, bán nhiệt đới, rừng rụng lá hỗn hợp, rừng ven sông, đặc biệt là ở đồng bằng. Rừng trên đồi thì ít khi thấy. Chúng được tìm thấy ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh và Yok Đôn.
Rừng ven sông là môi trường sống quan trọng cho loài này.

Đặc điểm
Bộ lông của loài có màu sáng hơn so với màu lông của loài Voọc bạc đông dương.
Hiện chưa ước tính được loài này còn bao nhiêu con, nhưng có một điều chắc chắn là số lượng loài này đang giảm. Săn bắt để lấy thịt, làm thuốc và sử dụng như thú cảnh là một trong những nguy cơ đe dọa đến loài này. Tập tính ăn đất nhiều Natri có thể do chúng ăn nhiều lá cây có độc, lượng natri này giúp chúng loại bỏ các chất gây nguy hiểm (Jonathan C. Eames).
Voọc xám/Indochinese Grey Langur (Trachypithecus crepusculus)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Trachypithecus
Loài (species): Trachypithecus crepusculus

Trước đây loài này được xếp chung một phân loài với Voọc xám. Nhưng sau này được tách ra, loài này có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy tại Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này được ghi nhận tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tại Yên Bái và ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Loài này sinh sống ở rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thoái hoá, rừng rụng lá hỗn hợp, và các khu tre mọc, đôi khi gần đồn điền. Rừng trên núi đá vôi cũng có ghi nhận sự xuất hiện. Tại Việt Nam, nó được tìm thấy ở một số khu bảo tồn như Vườn Quốc gia Pù Mát và Bến En, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Pù Luông.

Đặc điểm
Đây là loài khỉ có thân hình thon nhỏ, trọng lượng 5 – 9 kg. Chúng có đặc điểm nhận dạng là bộ lông màu xám tro tới màu nâu đen, đỉnh đầu có mào lông xám, da bao quanh mắt có màu xanh và trắng. Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi rất dài. Chân tay rất dài, chân tay có màu đen, phần trên cánh tay, chân và đuôi có màu xám bạc.
Voọc xám sống trong các khu rừng trên núi đá các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống thành từng nhóm từ 3 – 30 cá thể. Chúng sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Chúng hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo trên cây. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió.
Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạnh tranh về thức ăn. Thức ăn chủ yếu là quả 24,4%, lá 58,4%, các loại khác 9,7%. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn. Voọc xám sinh sản quanh năm. Đã gặp voọc cái có chửa vào tháng 3 và tháng 7. Gặp voọc mẹ mang con trên ngực vào các tháng 4, 6, 10, 12. Mỗi lứa đẻ một con, con non mới đẻ màu vàng nhạt.
Voọc đen má trắng/Francois’s Langur (Trachypithecus francoisi)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Trachypithecus
Loài (species): Trachypithecus francoisi

Là loài voọc phân bố xa nhất về phía Bắc, xuất hiện từ miền Nam Trung bộ Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam. Loài voọc này đang bị đe doạ với mức độ cực kì nghiêm trọng.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Chúng sống trên các núi đá vôi, loài này dùng các khe nứt và hang động làm chỗ ngủ (Le Khac Quyet).
Loài này sống rải rác ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang và Bắc Cạn. Quần thể lớn nhất còn tồn tại là ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang.

Đặc điểm
Bộ lông dày, màu đen tuyền. Hai má trắng, đám lông trắng rộng vượt quá chỏm vành tai. Đầu thường có mào lông đen. Đuôi dài hơn thân, màu đen.
Voọc đen má trắng chủ yếu sống ở rừng trên núi đá vôi và kiếm ăn trong các dải rừng kín thường xanh tiếp giáp với rừng núi đá vôi gần vùng sống của chúng. Voọc đen má trắng sống thành đàn. Trước đây, đàn voọc thường rất đông, 20 – 30 con (Lê Hiền Hào, 1973), nhưng hiện nay phổ biến 5 – 15 con (Phạm Nhật, 2000).
Hoạt động kiếm ăn của Voọc đen má trắng diễn ra hai buổi sáng và chiều, trưa nghỉ. Cường độ kiếm ăn của voọc má trắng diễn ra mạnh vào hai thời điểm, đầu buổi sáng đến khoảng 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút. Thời gian hoạt động trong ngày có khác nhau. Mùa nóng Voọc rời chỗ ngủ sớm, về hang muộn và thời gian nghỉ trưa khá dài. Về mùa lạnh, chúng đi kiếm ăn muộn và về hang ngủ sớm. Voọc đen má trắng ăn lá chồi non và quả cây rừng, không ăn động vật.
Bước đầu đã ghi nhận được 44 loài thuộc 22 họ thực vật được Voọc đen má trắng sử dụng làm thức ăn (Pham Nhật, 2000). Có nhiều loài thực vật được Voọc đen má trắng thích ăn nhất là cây họ Dâu tằm Moraceae, Ba mảnh vỏ Ephorbiaceae, Cau dừa Arecaceae. Các số liệu nghiên cứu cho thấy tuy chúng ăn rất nhiều loại quả nhưng trong khẩu phần thức ăn thì khối lượng lá, đặc biệt là cuống chiếm tỷ lệ nhiều hơn các loại thức ăn quả và thân.
Voọc đen má trắng chủ yếu ngủ hang. Mùa nóng, chúng ngủ trên những tảng đá hoặc cây gỗ trước cửa hang, mùa lạnh ngủ trong hang. Hang ngủ của Voọc thường tìm thấy ở những nơi vách đá dựng đứng.
Dữ liệu sinh sản của Voọc đen má trắng còn thiếu. Quan sát thực địa thường gặp con mẹ mang con non ở các tháng khác nhau của năm, nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi lứa đẻ một con, con non mới đẻ có bộ lông màu vàng.
Voọc hà tĩnh/Hatinh Langur (Trachypithecus hatinhensis)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Trachypithecus
Loài (species): Trachypithecus hatinhensis

Loài Voọc hà tĩnh có nguy cơ tuyệt chủng này sinh sống ở một vùng nhỏ tại miền Trung Việt Nam, giới hạn ở Quảng Trị và Quảng Bình. Một số khác có thể tìm thấy tại Khammouane ngay bên cạnh Lào.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Voọc hà tĩnh sống trên các khối lớn nhất trong hệ thống núi đá vôi ở Đông Dương, ở đó chúng thích những ngọn đồi được rừng rậm bao phủ. Chúng được tìm thấy trong hai khu bảo tồn ở Việt Nam: Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.

Đặc điểm
Chúng giành phần lớn thời gian ở trên cây. Sống thành từng đàn 7 – 8 con, gồm một con đực cùng với các con cái và con của chúng. Chúng bị đe dọa bởi nạn săn bắt, chủ yếu để làm thuốc. Chúng thường bị người ta bắt trên lối vào hang động của chúng (Le Khac Quyet).
Vượn đen má hung trung bộ/Northern Yellow-cheeked Crested Gibbon (Nomascus annamensis)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Hylobatidae
Chi (genus): Nomascus
Loài (species): Nomascus annamensis

Được mô tả vào năm 2010 từ dữ liệu tiếng hú và di truyền học. Đây là loài được ghi nhận ở Trung Bộ, Việt Nam; phía Tây đến Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đây là loài chưa được IUCN đánh giá nhưng được đưa vào diện loài nguy cấp do các tác động bởi săn bắn, mất sinh cảnh sống, và sinh cảnh sống của loài này hiện chỉ còn ở một phạm vi nhỏ.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Ở Việt Nam, loài này có phạm vi phân bố từ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị đến sông Ba, tỉnh Gia Lai và tỉnh Phú Yên. Chúng được tìm thấy ở những khu rừng thường xanh từ độ cao 50 đến 1.205 m. Ở Việt Nam, loài này được ghi nhận ở tám Khu Bảo tồn khác nhau trong đó có Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Đặc điểm
Loài vượn đen má hung Trung Bộ được mô tả là khá giống vượn đen má vàng Nomascus gabriellae. Khó phân biệt chúng với loài Vượn đen má vàng. Con cái được phân biệt bởi khuôn mặt, ở đỉnh đầu có màu tối và ngực có mảng tối (Tilo Nadler).
Con đực có màu lông đen và ít lông bạc, lông đen của chúng khi ra ánh sáng mặt trời lại có ánh bạc. Lông ngực màu nâu, lông dưới má hung vàng và mảng lông này không kéo dài lên phía trên mặt-khác với các loài vượn khác trong cùng chi. Con cái lông màu sáng hơn, màu da cam pha vàng be, có ít vệt đen trên đầu. Loài vượn đen má hung Trung Bộ phân biệt khá rõ với các loài vượn má sáng màu khác ở các đặc điểm tần số và nhịp độ phát âm thanh gọi bầy, cảnh báo kẻ địch xâm nhập lãnh địa.
Vượn đen má vàng/Southern Yellow-cheeked Crested Gibbon (Nomascus gabriellae)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Hylobatidae
Chi (genus): Nomascus
Loài (species): Nomascus gabriellae

Loài vượn này sinh sống ở khu vực miền Nam Việt Nam và miền Đông Campuchia. Có họ hàng rất gần với Vượn đen má vàng miền Bắc và chỉ có thể phân biệt bằng tiếng hú. Ngoài phá rừng làm mất đi nơi sinh sống của chúng, con non của loài này được bắt làm thú nuôi là 2 nguyên nhân gây suy giảm chính của loài này.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này sinh sống ở rừng thường xanh, rừng rụng lá từ độ cao 100 m đến 2.287 m so với mực nước biển. Ở Việt Nam chúng được ghi nhận ở 15 Khu Bảo tồn bao gồm Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và Cát Tiên. Chúng bị suy giảm mạnh do nạn phá rừng trồng cà phê.
Vườn Quốc gia Cát Tiên và Bù Gia Mập được coi là 2 địa điểm có khả năng bảo vệ loài này tốt nhất với Cát Tiên 149 đàn, còn Bù Gia Mập là 124 đàn (Nicolas Cornet)

Đặc điểm
Các con đực và cái trong chi Nomascus có hai màu. Trong khi con đực màu đen, đặc trưng cho chi, thì con cái lại có màu sáng hơn (Nicolas Cornet).
Sự uyển chuyển của cơ bắp và xương giúp chúng dễ dàng bám vào cây để di chuyển. Loài này bị săn bắn nhiều do con non của chúng khá ưa nhìn và dễ nghe lời nên con mẹ của loài này thường bị bắn chết và con non sẽ bị bắt để bán làm thú nuôi, một trong những nguyên nhân chính gây nên sự đe dọa khủng khiếp đối với loài này.
Cu li lớn/Bengal Slow Loris (Nycticebus bengalensis)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Lorisidae
Chi (genus): Nycticebus
Loài (species): Nycticebus bengalensis

Chúng xuất hiện khắp Đông Nam Á chỉ trừ miền Nam Việt Nam, loài này thường sống trong rừng. Chúng bị bắt nhiều làm thú nuôi và bán làm thuốc dân gian. Vết cắn của chúng có độc. Khi chúng liếm cánh tay, chất ở tuyến cánh tay này cộng với nước bọt của chúng tạo thành chất độc.
Trước đây loài này chỉ bị đe doạ ở mức VU tức loài dễ bị tổn thương nhưng về sau này đã xếp lên loài bị đe doạ EN.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Đây là loài sống ở trên cây và sống một mình. Chúng sống ở một số Khu Bảo tồn ở Việt Nam nhưng chúng dễ dàng lẩn trốn trừ khi tìm vào ban đêm.
Chúng xuất hiện hầu như tại các Vườn Quốc gia từ miền Trung Nam Bộ ra đến hết lãnh thổ phía Bắc nước ta.

Đặc điểm
Loại linh trưởng di chuyển chậm này có mắt to lồi, tai nhỏ và gần như bị lông rậm che khuất. Đuôi của chúng chỉ là một mẩu cụt. Đây là loài sống trên cây, kiếm ăn ban ngày. Phân tích phát sinh loài cho thấy Cu li lớn có liên quan chặt chẽ nhất với Cu li chậm Sunda. Tuy nhiên, một số cá thể trong cả hai loài có trình tự DNA ty thể mà giống với những loài khác, do lai thẩm nhập.
Nó là loài lớn nhất của chi Nycticebus, chiều dài 26 – 38 cm (10–15 in) từ đầu đến đuôi và nặng 1 – 2,1 kg (2,2 và 4,6 lb). Các độc tố nó tiết ra từ tuyến cánh tay của nó (một tuyến mùi hương trong cánh tay của nó) khác nhau về mặt hóa học từ đó loài Nycticebus khác và có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin về giới tính, tuổi tác, sức khỏe, và địa vị xã hội.
Các phương thuốc cổ truyền châu Á sử dụng loài này làm thuốc và chúng đã bị tận diệt cho mục đích thương mại. Các quốc gia như Anh hiện đã cấm mua bán loại này cũng như thuốc sản xuất từ chúng.
Tại Việt Nam, cu li lớn được xếp vào Danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Cu li nhỏ/Pygmy Slow Loris (Nycticebus pygmaeus)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Lorisidae
Chi (genus): Nycticebus
Loài (species): Nycticebus pygmaeus

Sinh sống khắp Campuchia, Lào và Việt Nam – tại đây, địa bàn của chúng kéo dài từ miền Bắc đến miền Nam, chỉ trừ đồng bằng sông Cửu Long. Chúng xuất hiện ở tất cả các loại rừng và thích nghi được với môi trường sống bị suy thoái. Số lượng đang bị suy giảm nhiều mặc dù đang được bảo tồn khá nghiêm ngặt. Giống với “người anh em” của mình là Cu li lớn, Cu li nhỏ hiện tại đã được IUCN nâng mức độ bảo tồn từ VU lên EN tức loài đang bị đe dọa.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này được tìm thấy rất nhiều trên nước ta trong các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chúng được tìm thấy trong các khu rừng rộng, khô cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Đặc điểm
Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá cây non, trứng chim và chim non trong tổ… Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi… Là động vật ăn đêm, ban ngày chúng cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Chúng chủ yếu hoạt động kiếm ăn về đêm, ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy, chúng kiếm ăn từ độ cao 1 đến 12 m và có thể di chuyển nhanh chóng qua các thảm thực vật.
Chúng ăn trái cây, thằn lằn nhỏ, động vật không xương sống và đặc biệt là nhựa cây. Các con cái thường đẻ sinh đôi và mang theo con chúng trong 2 đến 3 tuần lễ đầu tiên.
Đặc điểm nhận dạng loài khỉ nhỏ đáng yêu này là lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Một con Nycticebus pygmaeus trưởng thành chỉ từ 19 – 23 cm, trọng lượng từ 377 gram đến 450 gram.
Cơ quan sinh sản của Cu li nhỏ phát triển đầy đủ nhất khi con cái đủ 16 tháng, con đực 18 tháng. Thời gian mang thai của chúng thường kéo dài từ 184 đến 200 ngày. Lúc còn nhỏ, Cu li nhỏ con sẽ bám vào bụng mẹ. Sau sáu tháng, chúng sẽ cai sữa.
Tại Việt Nam, Cu li nhỏ được xếp vào Danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Khỉ đuôi dài/Long-tailed Macaque (Macaca fascicularis)
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Macaca
Loài (species): Macaca fascicularis

Loài này có hầu hết khu vực Đông Nam Á và miền Nam Việt Nam. Mặc dù, chúng được coi là loài ít lo ngại bởi sự phân bố rộng rãi. Ngày 7 tháng 3 năm 2022 loài này được nâng mức bảo tồn từ LC lên hẳn EN mới mức độ nguy cấp đứng thứ 2 trong danh mục sách đỏ của IUCN.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này thường thích sống ở ven sông hoặc ven biển, kể cả rừng ngập mặn, đất canh tác nông nghiệp và thậm chí cả khu bán đô thị trong địa bàn của chúng. Đây là loài linh trưởng quen thuộc nhất ở Việt Nam và có thể dễ dàng bắt gặp ở Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Đặc điểm
Chiều dài cơ thể của con trưởng thành, khác nhau giữa các phân loài, là 38–55 cm với tay và chân tương đối ngắn. Con đực lớn hơn đáng kể so với con cái, cân nặng 5–9 kg so với cân nặng 3–6 kg của con cái. Đuôi dài hơn cơ thể, thường dài 40–65 cm, được sử dụng để giữ thăng bằng khi chúng nhảy khoảng cách lên đến 5 m. Các phần trên của cơ thể có màu nâu sẫm với các chóp màu nâu vàng nhạt.
Các phần bên dưới có màu xám nhạt với phần đuôi màu xám đậm/nâu. Có lông đỉnh hướng ra sau, đôi khi tạo thành mào ngắn ở đường giữa. Da của chúng có màu đen ở bàn chân và tai, trong khi da ở mõm có màu hồng xám nhạt. Mí mắt thường có những mảng trắng nổi rõ và đôi khi có những chấm trắng trên tai. Con đực có ria mép và râu trên má đặc trưng, trong khi con cái chỉ có râu trên má. Chúng có một túi má dùng để đựng thức ăn trong khi kiếm ăn.
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5