Rừng Mã Đà hiện nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai của tỉnh Đồng Nai. Đây là một trong những khu rừng nguyên sinh nhất ở việt Nam. Các loài động vật ở rừng Mã Đà khoảng 1337 loài động vật thuộc 194 họ trong 43 bộ của 6 lớp đang sinh sống trong 3 dạng sinh cảnh chủ yếu là rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá và rừng kín rụng lá.
Các loài động vật ở rừng Mã Đà
Ở rừng Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai có tổng cộng 1337 loài động vật phân bố rộng khắp trong 3 loại sinh cảnh chủ yếu ở Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai là rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá và rừng kín rụng lá.
Lớp Bò sát (Reptilia)
Lớp bò sát ghi nhận 3 bộ với 13 họ với khoảng 62 loài. Trong đó, cá sấu xiêm một trong những loài cá sấu cuối cùng với mức độ đe dọa cực kì nghiêm trọng cũng được ghi nhận ở đây.
Chúng được phân chia thành 3 bộ như sau: Bộ cá sấu (Crocodilia), Bộ có vảy (Squamata), Bộ rùa (Testudines)
Khám phá ngay tour khám phá thiên nhiên Mã Đà để xem các loài này
Bộ Cá sấu (Crocodilia):
Đây là một bộ duy nhất chỉ có một loài Cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) và cũng là loài đang bị đe dọa ở nguy cơ cực kì nguy cấp (CR) trong sách đỏ. Loài này có khả năng chỉ còn tìm thấy ngoài tự nhiên ở đây.
Trong điều kiện tự nhiên chúng thích sống ở các vùng nước chảy chậm như đầm, sông và hồ. Phần lớn cá sấu trưởng thành không dài quá 3 m (10 ft), mặc dù trong điều kiện chăn nuôi có những con lai có thể dài hơn. Cá sấu Xiêm thuần chủng nói chung không gây nguy hiểm cho con người, và không có trường hợp cá sấu tấn công người khi không bị khiêu khích nào được ghi nhận.

Đây là 1 loài có khích thước trung bình, đa số cá thể đều đạt kích thước dưới 3,5 mét. Việc làm tổ của loài này không được ghi chép đầy đủ và cho đến nay đã có vài chục tổ trứng đã được ghi nhận. Các tổ trứng hoang dã đã được ghi nhận ở Lào, Campuchia, Thái Lan ở các gò đất nằm trên thảm thực vật nổi, bên bờ hồ hoặc sông. Chúng thường làm tổ vào cuối mùa khô và mùa mưa.
Theo quan sát, số lượng trứng được đẻ ra dao động từ 11 đến 26 trứng. Con non xuất hiện sau 70 đến 80 ngày ấp vào mùa mưa. Chúng thường ăn các loài động vật không xương sống, ếch, bò sát, chim và động vật có vú, bao gồm cả xác thịt.
Bộ có vảy (Squamata)
Bộ này có 9 họ bao gồm: Kỳ đà, Nhông, Rắn hổ, Rắn lục, Rắn mống, Tắc kè, Thằn lằn bóng, Thằn lằn ngón, Trăn. Bao gồm 55 loài khác nhau đã được ghi nhận trong khu này. Bộ này là bộ sặc sỡ nhất và cũng nhiều loài rất đẹp mang đậm tính biểu tượng cho vùng và cho Việt Nam. Cũng có thể là bộ đáng sợ nhất với mọi người vì khi nghe tới rắn mọi người luôn nghĩ tới một loài vật chết chóc nhưng họ vẫn chưa bao giờ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của những loài này.
Bộ Rùa (Testudines)
Có 6 loài rùa thuộc 3 họ rùa đầm, rùa núi, ba ba. Cả 6 loài này đều có mặt trong danh lục đỏ về các loài cần bảo tồn và chúng đều nằm ở mức dễ bị tổn thương trở lên. Gồm Rùa răng, Rùa núi vàng, Rùa đất lớn là 3 loài nguy cấp ở mức EN, và ba loài còn lại là Rùa hộp lưng đen, Rùa ba gờ, Ba ba nam bộ nằm ở mức dễ bị tổn thương (VU) đối mặt với nguy cơ đe dọa lớn.
Lớp Lưỡng cư (Amphibian)
Không phong phú như lớp Bò sát về cả số lượng bộ và số lượng loài nhưng ở khu vực với 28 loài thuộc 4 họ trong bộ Không đuôi (Anura) là một con số lớn và được đánh giá riêng về lớp Lưỡng cư là một trong những khu vực có số lượng loài lưỡng cư lớn nhất Việt Nam. 4 Họ chính là Ếch cây, Ếch nhái, Cóc, Nhái bầu.
Ếch cây sần tay-lo (NT), Ếch poi-lan (NT), Cóc rừng (VU), Ếch gáy dô (VU). 4 Loài ếch này là 4 loài Lưỡng cư được liệt vào sách đỏ với các mức độ từ dễ bị tổn thương (VU) đến sắp bị đe dọa (NT).

Họ Ếch cây
Họ ếch cây có tổng số 8 loài bao gồm: Nhái cây sọc, Nhái cây nong kho, Nhái cây nhỏ, Ếch cây mép trắng, Ếch cây trung bộ, Ếch cây sần ax-pơ, Ếch cây sần go-đon, Ếch cây sần tay-lo. Trong đó loài Ếch cây sần tay-lo là một trong những loài sắp bị đe dọa (NT) ngoài tự nhiên.
Họ Ếch nhái
Đây là họ đông đúc và phổ biến nhất ở Mã Đà và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai với 13 loài bao gồm: Ngoé/nhái, Ếch đồng, Ếch gáy dô, Ếch poi-lan, Cóc nước sần, Cóc nước mac-ten, Ếch xanh, Chàng xanh, Chàng hiu, Chàng đài bắc, Hiu hiu, Chẫu, Ếch suối. Trong đó có tới hai loài nằm trong danh lục đỏ là Ếch gáy dô (VU) và Ếch poi-lan (NT).
Họ Cóc
Họ Cóc gồm 2 loài thứ nhất là Cóc nhà rất thường gặp và loài còn lại là Cóc rừng được liệt vào mức dễ bị tổn thương (VU) và đang bị đe dọa
Họ Nhái bầu
Gôm 5 loài Cóc đốm, Nhái bầu becmo, Nhái bầu hâymon, Nhái bầu vân, Nhái bầu trơn.
Lớp Chim (Aves)
Đây là lớp phong phú nhất với tổng cộng 17 Bộ, 52 họ, 240 loài. Ngoài ra, lớp chim ở khu vực này cũng rất đa dạng về màu sắc và hình dạng với sự thú riêng về mỗi loài mỗi họ riêng.
Bộ Bồ câu (Columbiformes)
Trong bộ Bồ câu chỉ có một họ Bồ câu (Columbidae) gồm 7 loài là: Cu sen, Cu ngói, Cu gáy, Gầm ghì vằn, Cu luồng, Cu xanh mỏ quặp, Gầm ghì lưng xanh.
Bộ Cắt (Falconiformes)
Bộ Cắt gồm 3 họ là họ Ó cá, Ưng, Cắt gồm 20 loài là: Ó cá, Diều hoa jerdon, Diều mào, Diều ăn ong, Diều hâu, Diều lửa, Diều cá bé, Diều cá đầu xám, Diều hoa miến điện, Diều ấn độ, Diều đầu trắng, Ưng xám, Diều đầu nâu, Diều núi, Cắt nhỏ họng trắng, Cắt nhỏ bụng hung, Cắt lưng hung, Cắt bụng hung, Cắt lớn, Đại bàng mã lai.
Bộ Chim lặn (Podicipediformes)
Bộ Chim lặn cũng giống bộ Bồ câu chỉ có duy nhất một họ Chim lặn nhưng chỉ gồm 2 loài là Le hôi và Cổ rắn.
Bộ Cú (Strigiformes)
Bộ Cú cũng là một trong những Bộ chỉ có duy nhất một họ Cú mèo Gồm 6 loài là: Cú mèo latusơ, Cú mèo nhỏ, Cú mèo khoang cổ, Cú vọ mặt trắng, Cú vọ, Cú vọ lưng nâu.

Bộ Cu cu (Cuculiformes)
Bộ Cu cu cũng chỉ có một họ Cu cu với 11 loài gồm: Khát nước, Chèo chẹo lớn, Bắt cô trói cột, Tìm vịt vằn, Tìm vịt, Tìm vịt tím, Cu cu đen, Tu hú, Phướn, Bìm bịp lớn, Bìm bịp nhỏ.
Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes)
Giống với bộ Chim lặn, Bộ Cú muỗi cũng chỉ có một họ Cú muỗi với 2 loài là: Cú muỗi mào, Cú muỗi đuôi dài.
Bộ Gà (Galliformes)
Bộ Gà cũng chỉ có 1 họ Trĩ với 6 loài: Đa đa, Gà so cổ hung, Gà so ngực gụ, Gà rừng, Gà lôi hông tía, Gà tiền mặt đỏ.
Bộ Gõ kiến (Piciformes)
Bộ Gõ kiến có 2 họ và 18 loài:
- Cu rốc với 5 loài: Thầy chùa đít đỏ, Thầy chùa đầu xám, Cu rốc đầu đỏ, Cu rốc cổ đỏ, Thầy chùa bụng nâu
- Gõ kiến với 13 loài: Gõ kiến xanh gáy vàng, Gõ kiến xanh bụng vàng, Gõ kiến xanh gáy đen, Gõ kiến vàng nhỏ, Gõ kiến vàng lớn, Gõ kiến nâu đỏ, Gõ kiến nâu cổ đỏ, Gõ kiến xám, Gõ kiến lùn mày trắng, Gõ kiến nhỏ đầu xám, Gõ kiến nâu, Gõ kiến đen bụng trắng, Gõ kiến xanh cánh đỏ.
Bộ Hạc (Ciconiiformes)
Họ này gồm 2 họ và 12 loài:
- Diệc với 8 loài: Diệc lửa, Cò trắng, Cò ruồi, Cò bợ, Cò xanh, Cò lửa, Cò hương, Diệc xám
- Hạc với 4 loài: Cò lạo ấn độ, Hạc cổ trắng, Già đẫy java, Già đẫy lớn.
Bộ Ngỗng (Anseriformes)
Giống với bộ Cú Muỗi và Chim lặn, bộ Ngỗng gồm 1 họ Vịt với hai loài là Le nâu và Le khoang cổ.
Bộ Nuốc(Trogoniformes)
Bộ Nuốc cũng là một bộ với 1 họ Nuốc và hai loài là Nuốc bụng vàng và Nuốc bụng đỏ.
Bộ Rẽ (Charadriiformes)
Đây là Bộ mặc dù có tới 5 họ Cà kheo, Choi choi, Gà lôi nước, Nhát hoa, Rẻ nhưng chỉ có 9 loài là, Cà kheo, Te vặt, Choi choi nhỏ, Te vàng, Gà lôi nước ấn độ, Nhát hoa, Choắt bụng trắng, Choắt nhỏ, Rẽ giun.
Bộ Sả (Coraciiformes)
Đây là Bộ có 4 họ Bói cá, Hồng hoàng, Sả rừng, Trảu nhưng chỉ có 9 loài là, Bói cá nhỏ, Bồng chanh, Bồng chanh đỏ, Sả vằn, Sả đầu nâu, Sả đầu nâu, Niệc mỏ vằn, Cao cát bụng trắng, Hồng hoàng, Sả rừng, Yểng quạ, Trảu lớn, Trảu họng xanh, Trảu ngực nâu, Trảu họng vàng.
Bộ Sẽ (Passeriformes)
Đây là họ phong phú nhất về cả số bộ và số loài với 24 họ gồm:
Bạc má, Bác thanh, Chào mào, Chèo bẻo, Chìa vôi, Chích chòe, Chim chích, Chim di, Chim Sâu, Chim xanh, Đớp ruồi, Đuôi cụt, Hút mật, Khướu, Mỏ rộng, Nhạn, Nhạn rừng, Phường chèo, Quạ, Rẻ quạt, Sáo, Sẻ, Sơn Ca, Vàng anh
Bao gồm các loài sau: Mỏ rộng đỏ, Mỏ rộng hồng, Đuôi cụt đầu xám, Đuôi cụt bụng vằn, Sơn ca, Nhạn bụng trắng, Nhạn bụng xám, Chìa vôi vàng, Chìa vôi núi, Chìa vôi trắng, Chim manh lớn, Chim manh Vân nam, Phường chèo xám lớn, Phường chèo xám nhỏ, Phường chèo xám, Phường chèo đỏ lớn, Phường chèo nâu, Chào mào vàng đầu đen, Chào mào vàng mào đen, Chào mào, Bông lau tai trắng, Bông lau họng vạch, Bông lau tai vằn, Cành cạch lớn, Cành cạch bụng hung, Cành cạch nhỏ, Cành cạch đen, Chim nghệ ngực vàng, Chim nghệ lớn, Chim xanh nam bộ, Chim xanh trán vàng, Chim xanh hông vàng, Chim lam,
Bách thanh mày trắng, Oanh lưng xanh, Chích chòe, Chích chòe lửa, Oanh đuôi trắng, Chích chòe nước trán trắng, Sẻ bụi đầu đen, Sẻ bụi đen, Hoét đá họng trắng, Hoét đá bụng hung, Hoét đá, Hoét xanh, Hoét vàng, Chuối tiêu đất, Chuối tiêu ngực đốm, Chuối tiêu đuôi ngắn, Họa mi đất mỏ dài, Họa mi đất mày trắng, Khướu bụi đầu đen, Chích chạch má vàng, Họa mi nhỏ, Khướu đầu trắng, Khướu khoang cổ, Khướu bạc má, Họa mi, Khướu mỏ quặp mày trắng, Lách tách má nâu, Lách tách vành mắt, Khướu mào bụng trắng,
Chích á châu, Chích bụi rậm, Chiền chiện đầu nâu, Chích bông đuôi dài, Chích bông cánh vàng, Chim chích nâu, Chích mày lớn, Chích phương bắc, Chích hai vạch, Chích chân xám, Chích đớp ruồi mỏ vàng, Đớp ruồi xibêri, Đớp ruồi nâu, Đớp ruồi xanh xám, Đớp ruồi hải nam, Đớp ruồi, Đớp ruồi đầu xám, Đớp ruồi xanh gáy đen, Thiên đường đuôi phướn, Bạc má, Chim sâu bụng vạch, Chim sâu vàng lục, Chim sâu lưng đỏ,
Hút mật bụng hung, Hút mật bụng vạch, Hút mật họng tím, Hút mật ngực đỏ, Hút mật đỏ, Bắp chuối mỏ dài, Bắp chuối đốm đen, Di cam, Di đá, Sẻ nhà, Sẻ bụi vàng, Rồng rộc vàng, Rồng rộc, Sáo sậu, Sáo nâu, Sáo mỏ vàng, Sáo đen/Sáo mỏ ngà, Sáo vàng, Yểng, Vàng anh trung quốc, Vàng anh đầu đen, Chèo bẻo, Chèo bẻo xám, Chèo bẻo mỏ quạ, Chèo bẻo rừng, Chèo bẻo cờ đuôi bằng, Chèo bẻo bờm, Chèo bẻo cờ đuôi chẻ, Nhạn rừng, Giẻ cùi bụng vàng, Chim khách, Quạ đen, Đớp ruồi họng vàng.
Bộ Sếu (Gruiformes)
Bộ này gồm hai họ là Cun cút và Gà nước với 6 loài: Cun cút lưng hung, Cun cút lưng nâu, Gà nước vằn, Cuốc ngực trắng, Kịch, Xít.
Bộ Vẹt (Psittaciformes)
Bộ Vẹt cũng chỉ có một họ Vẹt gồm 2 loài là Vẹt lùn và Vẹt ngực đỏ
Bộ Yến (Caprimulgiformes)
Cũng là một trong những bộ chỉ có 1 họ là họ Yến với 2 loài là Yến hông trắng và Yến cọ.
Lớp Thú (Animalia)
Bộ Ăn sâu bọ (Insectivora)
Bộ này gồm tổng cộng có 2 họ là Chuột chù và Chuột voi trong đó có 3 loài Chuột voi đồi, Chuột chù đuôi đen, Chuột chù nhà.
Bộ Ăn thịt (Carnivora)
Bộ Ăn thịt gồm có 5 họ là Cầy, Cầy lỏn, Chồn, Gấu, Mèo với 20 loài là: Gấu chó, Lửng lợn, Rái cá thường, Rái cá lông mượt, Chồn vàng, Chồn bạc má nam, Cầy mực, Cầy vòi mốc, Cầy vòi đốm, Cầy giông, Cầy hương, Cầy lỏn, Cầy móc cua, Báo lửa, Báo hoa mai, Hổ, Báo gấm, Mèo rừng, Mèo cá, Rái cá vuốt bé
Bộ Có vòi (Proboscidea)
Bộ Có vòi chỉ có duy nhất một họ Voi và một loài Voi cũng là loài đang bị đe dọa ở mức Cực kỳ nguy cấp (CR) có nguy cơ tuyệt chủng ở mức cao nhất.
Bộ Dơi (Chiroptera)
Bộ Dơi gồm 5 họ là Dơi lá mũi, Dơi ma, Dơi muỗi, Dơi nếp muỗi, Dơi nếp quả với 20 loài Dơi chó, Dơi chó cánh dài, Dơi quả lưỡi dài, Dơi quả cụt đuôi lớn, Dơi cáo nâu, Dơi ma Nam, Dơi nếp mũi xám, Dơi nếp mũi xinh, Dơi lá đuôi, Dơi lá, Dơi lá mũi nhỏ, Dơi lá mũi nhọn, Dơi mũi nhẵn, Dơi mũi nhẵn bé, Dơi tai, Dơi tai chân nhỏ, Dơi muỗi xây lan, Dơi muỗi, Dơi muỗi xám, Dơi chân đệm thịt.
Bộ Gặm nhấm (Rodentia)
Bộ Gặm nhấm có 3 họ là Chuột, Sóc bay, Sóc cây với 16 loài gồm: Sóc đen, Sóc chân vàng, Sóc vằn lưng, Sóc chuột lửa, Sóc bay lớn, Chuột mốc bé, Chuột cây, Chuột núi, Chuột xuri, Chuột bukít, Chuột hươu bé, Chuột rừng, Chuột nhà, Chuột đất lớn, Dúi, Nhím đuôi ngắn.
Bộ Guốc chẵn (Artiodactyla)
Bộ Guốc chẵn có 4 họ là Cheo cheo, Hươu nai, Lợn, Trâu bò với 7 loài Lợn rừng, Cheo cheo nam dương, Hươu vàng, Nai, Hoẵng nam bộ, Bò tót, Bò rừng.
Bộ Linh trưởng (Primates)

Bộ này có 3 họ là Cu li, Khỉ &Voọc, Vượn với 6 loài Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, Chà vá chân đen, Vượn đen má vàng
Có thể bạn thích: 24 loài Linh trưởng Việt Nam
Bộ Nhiều răng (Scandentia)
Bộ gồm 1 họ Đồi với 2 loài Nhen, Đồi
Bộ Tê tê (Manidae)
Bộ Tê tê giống với bộ Có vòi, bộ Tê tê chỉ gồm 1 họ Tê tê với 1 loài Tê tê java đang bị đe dọa với mức Nguy cấp, tức thấp hơn voi một mức nhưng có thể nhanh chóng đạt tới mức của voi và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Bộ Thỏ (Lagomorpha)
Bộ thỏ mặc dù chỉ có một loài Thỏ rừng nâu thuộc họ Thỏ rừng nhưng chúng vẫn chưa phải đối mặt với nguy cơ nào về mức độ tuyệt chủng
- 1
- 2
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5