Việt Nam là một quốc gia có tới 24 loài linh trưởng nhưng hầu như hơn 90% trong số chúng đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong số các loài Linh trưởng Việt Nam, hiện có 10 loài chỉ còn số lượng cá thể cực ít và bị đe dọa với nguy cơ bị “đăng xuất” hoàn toàn khỏi Thế Giới. Trong số 24 loài này gần một nửa là các loài đặc hữu Việt Nam nhưng có tới 20 loài bị đe dọa với nguy cơ tuyệt chủng cực cao.

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Các loài linh trưởng Việt Nam hầu như sống trên cây, chúng sống thành những gia đình như con người đồng thời chúng cũng là những “người anh em” của loài người (Homo sapiens) còn sinh sống trong những khu rừng Việt Nam. Chúng bao gồm: cu li sống về đêm, khỉ “ăn chay”, khỉ ăn tạp sống chủ yếu trên mặt đất và loài voọc ăn lá sống trên cây.

Hầu như những “người anh em” đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng đều do tác động chủ yếu đến từ con người. Loài người không ngừng sinh sôi nên rừng đã bị tàn phá rất nhiều đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, lương thực, thực phẩm… Kết quả là địa bàn sinh sống của nhiều loài bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Nhiều loài linh trưởng ngày nay chỉ còn xuất hiện thành những nhóm nhỏ. Trong đó có loài Vượn Cao Vít Nomascus nasutus, trước đây phân bố khắp miền Bắc nhưng hiện chỉ còn xuất hiện tại 1 điểm duy nhất. Ngoài ra, các hoạt động săn bắt lấy thịt hay làm thuốc dân gian, làm thú cảnh hay thậm chí là dùng để ngâm rượu là các nguyên nhân có thể sánh ngang với việc phá rừng gây mất sinh cảnh ảnh hưởng đến số lượng loài này.

Hiện trạng bảo tồn

Loài cực kỳ nguy cấp Critically Endangered Species (CR)

Loài cực kỳ nguy cấp hay loài rất nguy cấp là các loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp (IUCN). Chúng đứng đầu trong Danh lục đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa. Năm 2016, 7 loài linh trưởng VIệt Nam được xếp vào danh lục này trong đó có 4 loài là đặc hữu cho Việt Nam. Vượn đen phía đông ban đầu cũng được xếp là loài đặc hữu của Việt Nam nhưng khu vực phân bố có cả lãnh thổ của Trung Quốc nên đã được loại khỏi danh sách này.

Loài nguy cấp Endangered Species (EN)

Loài nguy cấp hay loài có nguy cơ tuyệt chủng là loài đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên (IUCN). Chúng đứng thứ hai trong danh lục đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa. Năm 2016, Việt Nam có 10 loài linh trưởng Việt Nam được xếp vào danh lục này.

Loài sẽ nguy cấp Vulnarable Species (VU)

Loài sẽ nguy cấp hay loài dễ bị tổn thương là loài phải đối mặt với khả năng tuyệt chủng ngoài tự nhiên (IUCN). Chúng đứng thứ ba trong danh lục đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa. Năm 2016, có 4 loài linh trưởng Việt Nam nằm trong danh lục này.

Loài sắp bị đe dọa Near Threatened Species (NT)

Loài sắp bị đe doạ hay loài sắp nguy cấp là loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần nhưng hiện tại thì chưa đến mức ở tình trạng bị đe dọa (IUCN). Có 1 loài trong số 24 loài linh trưởng Việt Nam được xếp vào danh lục này.

Loài ít lo ngại Least Concern Species (LC)

Loài ít lo ngại hay loài ít được quan tâm là loài chưa đến mức phải xếp vào danh lục nào được liệt kê ở trên (IUCN). Có 2 loài của Việt Nam được liệt kê trong số 24 loài linh trưởng Việt Nam được nêu trên.

Danh lục 24 loài linh trưởng Việt Nam và hiện trạng bảo tồn của chúng theo IUCN 2016

STTTên loàiHiện trạngĐặc hữu
Việt nam
1Chà vá chân xám Pygathrix cinereaCR
2Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculusCR
3Voọc cát bà Trachypithecus poliocephalusCR
4Vượn đen tuyền Nomascus concolorCR
5Vượn đen má trắng Nomascus leucogenysCR
6Voọc mông trắng Trachypithecus delacouriCR
7Vượn cao vít Nomascus nasutusCR
8Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeusEN
9Chà vá chân đen Pygathrix nigripesEN
10Voọc bạc đông dương Trachypithecus germainiEN
11Voọc bạc annam Trachypithecus margaritaEN
12Voọc xám Trachypithecus crepusculusEN
13Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisiEN
14Voọc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensisEN
15Vượn đen má hung trung bộ Nomascus annamensisEN
16Vượn đen má hung Nomascus sikiEN
17Vượn đen má vàng Nomascus gabriellaeEN
18Cu li lớn Nycticebus bengalensisVU
19Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeusVU
20Khỉ đuôi lợn Macaca leoninaVU
21Khỉ mặt đỏ Macaca arctoidesVU
22Khỉ mốc Macaca assamensisNT
23Khỉ vàng Macaca mulattaLC
24Khỉ đuôi dài Macaca fascicularisLC

Thông tin chi tiết 24 loài linh trưởng Việt Nam

Chà vá chân xám/Grey-shanked Douc (Pygathrix cinerea)

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Pygathrix
Loài (species): Pygathrix cinerea

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Chà vá chân xám chỉ mới được phát hiện và công bố vào năm 1997 sau khi tịch thu từ những người buôn bán động vật trái phép năm 1995. Chúng là loài hiếm nhất trong ba loài voọc và cũng bị hạn chế sinh cảnh sống nhất. Nằm trong danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới (Le Van Dung).

Một số khu vực có thể xem và quan sát

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Nó là loài đặc hữu của Việt Nam từ Quảng Nam đến Bình Định.

Chúng được tìm thấy trong rừng nhiệt đới trên đồi núi ở độ cao từ 200 – 1500 mét, có khả năng thích ứng tương đối khi rừng bị tác động, nhưng nạn săn bắn làm cho các quần thể của loài này ở Việt Nam bị đe dọa ở mức nguy cấp.

Những quần thể lớn đang sinh sống ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, các khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, xã Dak Pring và Kon Chư Răng.

Hiện nay, Chà vá chân xám bị suy giảm nghiêm trọng theo số liệu nghiên cứu năm 2016 còn dưới 1.500 cá thể loài được phát hiện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Mất đi nơi ở do quá trình phá rừng của con người vào những mục đích như tái định cư, chuyển vùng canh tác nương rẫy và việc săn bắt của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự đe dọa nghiêm trọng đối với loài này.

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Đặc điểm

Chà vá chân xám có thân lông xám với vết lông trắng ở mông. Lông vai và tay màu đen. Lông trên đầu màu xám nhưng có một vành đen phía trên trán. Chúng có vành râu quai nón màu trắng trong khi phía cổ thì lông màu đà, hung đỏ. Mắt chúng hơi xếch. Tay chà vá dài hơn chân. Đuôi dài, sắc lông trắng.

Con đực hơi lớn hơn con cái và nặng trung bình khoảng 10.9 kg. Con cái nặng khoảng 8.2 kg. Chà vá chân xám, như tên đặt cho chúng, có cặp chân xám. Hai cánh tay cũng xám. Chúng có họ rất gần với chà vá chân đỏ trong khi là họ hàng xa với Chà vá chân đen.

Chà vá chân xám hoạt động vào ban ngày và chủ yếu sống trên cây. Chúng di chuyển qua các cành cây bằng cách nhảy và chuyền cành. Trước đây, người ta thường tìm thấy chúng trong nhóm lớn gồm 50 cá thể nhưng số lượng này giờ đã giảm đáng kể xuống từ 4 đến 15 con. Con đực thường là giới thống trị và có vai trò lãnh đạo (theo Covert và cộng sự 2008).

Chà vá chân xám giao tiếp với nhau bằng cách động chạm, qua hình ảnh và nghe tiếng. Gầm rú thường là dấu hiệu cho thấy sự tức giận. Nó có thể là dấu hiệu hăm dọa một cá thể nào đó. Tiếng líu lo nhẹ nhàng thường là dấu hiệu của sự vâng phục.

Chà vá chân xám thường chải chuốt lông để loại bỏ ký sinh trùng và củng cố mối liên kết giữa các thành viên trong đàn. Hoạt động này thường được thực hiện trước khi nghỉ tối. Các thành viên cũng có thể cho thấy thái độ hung hăng bằng cách đánh nhau, đập, kéo và vồ lẫn nhau (theo Covert và cộng sự 2008).

Giao tiếp bằng hình ảnh bao gồm các biểu hiện khuôn mặt và những tư thế khác nhau. Biểu hiện khuôn mặt có thể là nhăn nhó, cho thấy thái độ tuân phục, thái độ đùa giỡn khi chơi cùng các thành viên khác và nhìn chằm chằm thể hiện sự tò mò hay tức giận. Biểu hiện khuôn mặt cũng được thể hiện rõ trong giai đoạn chọn bạn tình. Con đực sẽ nhìn về phía con cái để cho thấy rằng chúng sẵn sàng giao phối.

Thức ăn của chúng gần như là lá cây, nhưng thỉnh thoảng cũng ăn thêm hạt, trái cây và hoa. Chúng thích lá non và hoa quả.

Voọc mũi hếch/Tonkin snub-nosed Monkey (Rhinopithecus avunculus)

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Phân họ (subfamilia): Colobinae
Chi (genus): Rhinopithecus
Loài (species): Rhinopithecus avunculus

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus là đại diện ghi nhận ở Việt Nam. Bốn loài khác cùng chi được tìm thấy ở Trung Quốc và Miến Điện. Loài này nằm trong danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới.

Một số khu vực có thể xem và quan sát

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Trước đây loài này phân bố rộng rãi ở phía đông sông Hồng nhưng nạn săn bắn và phá rừng đã khiến phạm vi hoạt động và số lượng của chúng sụt giảm nghiêm trọng. Đến nay ghi nhận chỉ ở hai địa điểm trong tỉnh Hà Giang có hơn 250 cá thể sống sót trong rừng nguyên sinh, trên núi đá vôi dốc đứng.

Hà Giang có thể là nơi sinh sống của những quần thể Voọc mũi hếch cuối cùng trên thế giới (Nguyen Van Truong)

Hiện nay, chỉ còn khoảng 250 cá thể Voọc mũi hếch còn lại trên toàn Việt Nam. Là một loài đặc hữu của Việt Nam nên cũng có thể nói 250 cá thể này là số cá thể cuối cùng của loài trên toàn thế giới. Tất cả những gì có thể ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài này là những nỗ lực không ngừng nhằm bảo tồn hai quần thể lớn nhất còn lại.

Các quần thể nhỏ hơn có thể sinh sống ở nơi khác nhưng không bảo đảm có thể tồn tại lâu dài. Điều đáng buồn hơn là loài này ít có khả năng còn những quần thể khác ngoài tự nhiên có thể được phát hiện.

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Đặc điểm

Voọc mũi hếch mặt nhiều màu sắc, mũi hếch, miệng có đôi môi dày và bộ lông rậm rạp (Le Khac Quyet). Lông ở phần lưng màu nâu đen nhưng phía ngực và bụng lại có màu trắng kem cùng một mảng lông màu cam xung quanh cổ, đặc biệt là ở con đực.

Chúng không có mào lông trên đỉnh đầu. Chiều dài cơ thể của loài từ 51 đến 65 cm (20 đến 26 in) cộng thêm chiều dài đuôi từ 66 đến 92 cm (26 đến 36 in). Con cái và con đực có cân nặng trung bình lần lượt khoảng 8 kg (18 lb) và 14 kg (31 lb). Những cá thể đang trưởng thành có phần lông màu xám thay cho màu đen và cũng không có vùng lông cam quanh cổ.

Voọc mũi hếch là loài ăn đêm với thức ăn bao gồm đa dạng các loại lá, quả, hoa và hạt. Chúng sinh sống hoàn toàn trên cây rất ít khi xuống đất, di chuyển thành những đàn nhỏ. Một đàn gồm một con đực và 10 – 15 con cái, rất hiếm khi hơn 20 con cái trong một đàn (Le Khac Quyet). Chúng dành khoảng 30% thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, thời gian còn lại chúng dành cho việc quan sát và kiếm ăn.

Voọc cát bà/Cat ba langur (Trachypithecus poliocephalus)

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Cercopithecidae
Chi (genus): Trachypithecus
Loài (species): Trachypithecus poliocephalus

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Voọc cát bà rất hiếm trên thế giới và chỉ tồn tại ở quần đảo Cát Bà trong vịnh Hạ Long. Trước đây được coi là phổ biến nhưng loài này đã chết dần và toàn cầu hiện nay chỉ còn khoảng 70 con, chúng cũng được liệt vào danh sách 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Một số khu vực có thể xem và quan sát

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Khi còn rừng phủ đầy, đảo Cát Bà có thể từng là nơi sinh sống cho quần thể Voọc lên tới 2.700 con. Trong những năm 1960, loài này bắt đầu bị tiêu diệt dần vì nạn săn bắt để lấy thịt và làm thuốc dân gian. Người ta thường dùng cách bẫy cả một đàn voọc khi chúng ngủ đêm trong hang động.

Chúng sống trong rừng và những bụi cây bao phủ các núi đá vôi, một con voọc đực dẫn cả đàn, dừng lại trên điểm cao để kiểm tra toàn bộ khu vực trước khi đàn di chuyển tiếp.

Vịnh Hạ Long được UNESCO bình chọn là Di sản Thế giới không giúp gì để bảo tồn loài voọc này mà ngược lại, nó dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của thị trấn Cát Bà. Sự xáo trộn mất kiểm soát từ du lịch càng làm tăng thêm sự đe dọa cho loài này (Nguyen Van Truong).

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Đặc điểm

Báo cáo ghi nhận nhiều đàn đã di chuyển giữa các đảo khi thủy triều thấp. Việc các đàn nhỏ bị cô lập là mối đe dọa sự tồn tại lâu dài của chúng. Con đầu đàn gồm một con đực trưởng thành và vài con cái. Việc thụ thai xảy ra hằng năm. Khi một con đực khác nắm quyền thống lĩnh đàn chúng sẽ giết các con sơ sinh để con cái sớm động đực.

Voọc mông trắng/Delacour’s Langur (Trachypithecus delacouri)

Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum) Chordata
Lớp (class) Mammalia
Bộ (ordo) Primates
Họ (familia) Cercopithecidae
Chi (genus) Trachypithecus
Loài (species) Trachypithecus delacouri

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Voọc mông trắng có vùng phân bố hẹp, chỉ ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Ước tính còn khoảng 200 cá thể, trong đó 100 cá thể tập trung ở một khu vực, các khu vực khác bị chia cắt và có số lượng quần thể nhỏ. Đây là một thành viên khác của danh lục 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới.

Một số khu vực có thể xem và quan sát

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Sống trong rừng thường xanh và bụi rậm. Phân bố ở độ cao từ 500 – 1.000 m trên núi đá vôi, nơi nguồn nước hạn chế sự phân bố của chúng. Quần thể lớn nhất được ghi nhận gồm 100 cá thể tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình.

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Đặc điểm

Trọng lượng cơ thể 8,1 – 9 kg; chiều dài đầu và thân 0,46 – 0,665 m. Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trắng khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai. Chân có bộ lông màu đen. Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi; chân tay dài. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi màu đen. Thức ăn chủ yếu là chồi cây, lá và quả cây.

Các quần thể còn lại hầu hết là nhỏ, ít hơn 20 con. Một ngoại lệ đáng chú ý là một quần thể gồm 30 đến 40 con vẫn còn sinh sống ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá và một quần thể khác, gần đây mới được phát hiện tại một địa điểm chưa công bố.

Một đàn gồm một con đực, vài con cái trưởng thành và bầy con của chúng.

Vượn đen tuyền/Western Black Crested Gibbon (Nomascus concolor)

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primate
Họ (familia): Hylobatidae
Chi (genus): Nomascus
Loài (species): Nomascus concolor

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Loài vượn này chủ yếu phân bố ở phía Bắc Việt Nam, Lào và Vân Nam, Trung Quốc. Vượn đen tuyền Tây Bắc là một loài ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trên thế giới hiện còn ít hơn 2.000 cá thể và có 60 cá thể ở Việt Nam.

Một số khu vực có thể xem và quan sát

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Loài này sống ở rừng nhiệt đới cao từ 500 đến 2.900 m. Tuy nhiên, phân bố hiện tại của chúng bị xé lẻ do nạn phá rừng và săn bắt. Trước đây, loài này còn xuất hiện ở độ cao dưới 500m nhưng hiện nay, rừng ở độ cao thấp hơn đa số đã biến mất trên toàn bộ lãnh thổ của chúng.

Ở Việt Nam loài này chỉ sống trong hai khu vực bảo tồn, với khoảng 20 đàn ở Mù Căng Chải, Khu bảo tồn sinh thái ở Yên Bái và khu rừng liền kề ở Mường La tỉnh Sơn La, và 2 đến 5 đàn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn tại Lào Cai.

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Đặc điểm

Nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc cho thấy loài này sống theo đàn với một con đực duy nhất và hai con cái. Tên thường gọi của chúng là do chùm lông trên trán (Fan Peng Fei).

Chiều dài từ đầu đến cuối thân là 45 – 64 cm và cân nặng 5,7 kg.

Chế độ ăn uống theo mùa vì chúng sống ở nơi cao và có vĩ độ cao. Thức ăn của chúng bao gồm gần 50% lá, trái cây 25%, 19% quả sung và 9% hoa (Zhao Chao | Cloud Mountain Conservation).

Vượn cao vít/Eastern Black Crested Gibbon (Nomascus nasutus)

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Primates
Họ (familia): Hylobatidae
Chi (genus): Nomascus
Loài (species): Nomascus nasutus

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Hiện giờ chỉ giới hạn tại một địa phương duy nhất ở biên giới Trung-Việt, nhưng trước đó, loài này đã từng sinh sống từ sông Hồng qua phía Đông Nam Trung Quốc. Nếu những nỗ lực bảo tồn đang tiến hành bị thất bại thì loài này sẽ tuyệt chủng.

Một số khu vực có thể xem và quan sát

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Toàn thế giới có khoảng 130 con, chia làm 18 đàn trong đó 14 đàn ở Việt Nam. Kết quả là Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít được thành lập vào năm 2007 và kế bên là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bangliang ở Trung Quốc ra đời hai năm sau, năm 2009. Cộng cả hai khu vực này chỉ rộng khoảng 2.000 ha.

Khảo sát không tìm thấy ở nơi nào khác, có vẻ như nạn phá rừng và săn bắn đã làm nó bị tuyệt chủng đến 99% so với trước đây ở miền Bắc Việt Nam (Le Khac Quyet).

24 loài Linh trưởng Việt Nam

Đặc điểm

Mặc dù không còn hiện tượng săn bắn từ năm 2003 khi bắt đầu lệnh cấm, cư dân địa phương tiếp tục thu hẹp dần khu vực này để khai thác lâm sản và khai thác gỗ xây dựng, làm củi.

Con đực chủ yếu là màu đen, con cái có viền lông trắng lớn bao quanh mặt và một đường sọc đen trên trán. Chúng ăn nhiều trái cây, nhưng báo cáo ghi nhận chúng cũng ăn động vật không xương và thằn lằn nhỏ (Le Khac Quyet).

Con cái sinh nở vào những tháng lạnh nhất, từ tháng mười đến tháng hai. Trước đây chúng được tìm thấy trong rừng nhiệt đới, kể cả núi đá vôi từ 50 đến gần 1.000 m. Những quần thể nhỏ rất dễ bị suy thoái do cận huyết, bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt. Khó có thể làm được gì nhiều để giảm thiểu những tác động tới chúng (Zhao Chao | Cloud Mountain Conservation).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop