Vườn Quốc gia Cát Tiên được mệnh danh là một trong những Vườn Quốc gia có hệ động vật phong phú bậc nhất khu vực miền Nam Việt Nam. Nó cũng được mệnh danh là thiên đường của những loài chim với tập hợp số lượng loài chim đông nhất Việt Nam. Sau đây là top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên có khả năng quan sát được trong các tour trải nghiệm thiên nhiên hoang dã ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.

Bò tót (Gaur) loài đặc trưng nhất cho động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Bò tót có tên khoa học là Bos gaurus là một loài động vật thuộc họ guốc chẵn. Tại Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con min hay minh, nghĩa là “trâu rừng“, do chúng có hình dáng tương tự loài trâu. Chúng là loài lớn nhất trong tất cả các loài Họ Trâu bò trên thế giới (The Genetics of Cattle, 2nd Edition), to lớn hơn cả trâu rừng châu Á và bò bison châu Mỹ. Một con bò đực trưởng thành thường nặng hàng tấn.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Inaturalist

Phân bố

Bò tót từng được ghi nhận rộng khắp các vùng Sri Lanka, Đông Nam Á và Nam Á. Nhưng hiện nay chúng chỉ còn xuất hiện rải rác ở một số khu vực của Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Peninsular Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan và đặc biệt là Việt Nam.

Đáng tiếc thay loài này từng phân phố khắp vùng Sri Lanka nhưng hiện trạng hiện nay được xác nhận thì chúng đã tuyệt chủng tại vùng này và Banglades cũng là một trong những vị trí đang được xem xét là loài Bò tót có khả năng đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. (Grubb 2005, Md Anwarul Islam in litt. 2008, Hedges in prep.).

Sự chia cắt sinh cảnh đã làm cách ly địa lý và xuất hiện các loài khác nhau và được đặt tên theo từng khu vực. Một số đã trở thành loài bán hoang dã hoặc đã trở thành gia súc và IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) không công nhận là Bò tót (Bos gaurus) nữa.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Hiện nay, theo số liệu thống kê loài Bò tót có khoảng 15.000 đến 35.000 cá thể ngoài tự nhiên trên toàn cầu (IUCN) và ở Việt Nam có khoảng 300 cá thể Bò tót ngoài tự nhiên và đặc biệt ở Vườn Quốc gia Cát Tiên có đến 120 cá thể (Vườn Quốc gia Cát Tiên) chiếm 40% tổng số cá thể Bò tót xuất hiện trên Việt Nam.

Tuy nhiên, việc săn bắt trái phép do nhu cầu ăn thịt thú rừng ở nước ta khoảng năm 2015 tăng mạnh đã gia tăng áp lực và việc kiểm soát cũng như quan sát số lượng cá thể của loài Bò tót không được đảm bảo gây nên sự suy giảm quần thể của loài Bò tót này mặc dù số lượng của loài Bò tót đã có dấu hiệu sụt giảm từ những năm 70 của thế kỷ 20.

Đặc điểm

Bò tót cao hơn tất cả các loài bò khác thậm chí chúng được xếp hạng thuộc top 3 loài động vật có vú cao nhất sau Voi (hạng 2) và Hươu cao cổ (hạng 1). Chúng cao đến 2,2m và nặng hơn 1500kg và có chiều dài khoảng 3m. Bò tót cũng là biểu trưng cho một Gymer với thân hình đồ sộ, cơ bắp cuồn cuộn. Chúng còn có bộ “đầu cắt moi” đầy hóm hỉnh với màu nâu xung quanh hai sừng. Bò đực có màu lông đen sẫm trừ phần “đầu cắt moi”. Bò đực và cái đều có sừng uốn cong về phía trước.

Bò tót thích ăn lá non, mầm măng non, cỏ non… Tính tình khá hung dữ, chúng hay húc tung những chướng ngại vật và có thể húc chết người. Bò tót đặc biệt hung hăng khi bị chắn lối đi và trong giai đoạn mang thai và nuôi con.

Heo rừng (Wild Boar) loài dễ quan sát nhất ở Cát Tiên

Heo rừng, lợn rừng hay lợn lòi có tên la tinh Sus scrofa là loài heo phổ biến phân bố rộng trên cả châu Á, châu Âu, Châu Phi. Do việc chăn nuôi bắt thả loài này của con người là một trong những nguyên nhân làm cho loài này phát tán rộng trên trái đất biến chúng thành loài ngoại lai tại một số khu vực nhất định.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Inaturalist

Phân bố

Heo rừng là loài có vùng phân bố rộng nhất trên thế giới. Chúng xuất hiện hầu như trên toàn thế giới ngoại trừ 2 vùng cực Bắc và Nam. Chúng là loài phổ biến nhất tại Vườn Quốc gia Cát Tiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tại những khu vực nhất định. Nó cũng là tổ tiên của tất cả các giống lợn trên thế giới.

Lợn rừng có thể sống ở nhiều loại môi trường sống khác nhau, từ bán sa mạc đến rừng mưa nhiệt đới, rừng cây ôn đới, đồng cỏ và rừng sậy; thường mạo hiểm vào đất nông nghiệp của con người. Nó được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau. Trong đó hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới của Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những địa điểm có số lượng Heo rừng phong phú nhất.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Heo rừng là một loài phổ biến ở các lục địa nên hiện loài này ít được quan tâm trong công tác bảo tồn. Chúng rất dễ sinh sống ở bất kì điều kiện sinh cảnh nào, tỷ lệ sống sót của heo con cũng rất cao. Ngoài ra, khả năng sinh sản ở mức khủng khiếp của loài cũng khiến loài khó có thể rơi vào tình trạng nguy cấp. Trừ một trường hợp đặc biệt là loài này đã bị tuyệt chủng ở Anh (United Kingdom).

Vườn Quốc gia Cát Tiên chúng cũng khá phổ biến nên việc có thể trông thấy quan sát chúng lúc đang kiếm ăn mà trải nghiệm cảm giác đuổi theo chúng cũng là một trải nghiệm tuyệt vời không thế bỏ qua.

Đặc điểm

Lợn rừng là loài ăn tạp chủ yếu là quả, hạt, rễ và củ, chiếm khoảng 90% khẩu phần ăn (Spitz 1986) nhờ chúng mà các hạt của cây được phát tán đi rộng khắp khu rừng. Ngoài ra, lợn rừng còn ăn các loài động vật như giun đất, động vật thân mềm, động vật giáp xác như cua, còng, đặc biệt hơn ở một số nơi chúng còn có khả năng bắt cá…

Lợn rừng thường hoạt động mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối, ở những khu vực bị xáo trộn thì chúng hoạt động về đêm. Tổng cộng 4 đến 8 giờ được chúng dành cho việc kiếm ăn hoặc di chuyển đến các khu vực kiếm ăn.

Lợn rừng có một thể trạng to lớn, với đôi chân ngắn và tương đối mỏng. Thân ngắn và to, trong khi chân sau tương đối kém phát triển. Khu vực phía sau bả vai mọc lên một bướu, cổ ngắn và dày, đến mức gần như bất động.

Đầu của chúng rất lớn, chiếm đến một phần ba toàn bộ chiều dài của cơ thể. Cấu trúc của đầu là rất thích hợp cho việc đào bới. Đầu hoạt động như một máy cày, trong khi các cơ cổ rất khỏe cho phép con vật đào đất: nó có khả năng đào 8–10 cm (3.1–3.9 in) vào đất bị đóng băng và có thể lật lên những tảng đá nặng 40– 50 kg (88–110 lb). Đôi mắt nhỏ và sâu, thêm đôi tai dài và rộng. Lợn rừng có thể chạy ở tốc độ tối đa 40 km/h và nhảy ở độ cao 140–150 cm (55–59 in).

Con đực có trọng lượng trung bình 75–100 kg (165–220 lb), chiều cao vai 75–80 cm (30–31 in) và chiều dài cơ thể 150 cm (59 in), trong khi con cái trọng lượng trung bình 60–80 kg (130–180 lb), chiều cao vai 70 cm (28 in) và chiều dài cơ thể 140 cm (55 in).

Nai loài dễ quan sát được khi tham gia tour xem thú đêm

Nai có tên la tinh Rusa unicolor là một trong những loài có khả năng cao sẽ bắt gặp trong các chuyến đi đến Vườn Quốc gia Cát Tiên để xem thú đêm hay ngắm động vật hoang dã.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Inaturelist

Phân bố

Nai phân bố khá nhiều trên các địa phận của Châu Á đặc biệt là các vùng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện tại sự phân bố của loài này bị phân mảnh do chia cắt sinh cảnh vì diện tích rừng đã giảm xuống nhiều đáng kể tạo nên các quần thể Nai tách biệt khỏi nhau.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Do săn bắt trái phép cộng với việc sinh cảnh sống bị khai thác nên Nai đang được liệt vào danh sách các loài dễ tổn thương tức VU (IUCN) và loài này cũng được nước ta bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên vì Nai thường ăn cỏ và lá cây non ở các phần bìa rừng và tại các địa điểm xem thú của Vườn Quốc gia Cát Tiên nên loài này có thể cũng rất dễ quan sát được nhưng chúng rất nhút nhát, hãy cẩn thận và thật nhẹ nhàng để xem được chúng.

Đặc điểm

Nai có vóc dáng cao lớn, to khoẻ, thân dài từ 1,8 tới gần 2 m, chiều cao từ chân đến vai khoảng 1,4 đến 1,6 m và nặng khoảng 200 kg khi trưởng thành.

Nai có cấu trúc giống hầu hết các loài động vật bộ guốc chẵn là đều có khuôn mặt dài và có sừng. Tuy nhiên sừng nai chỉ xuất hiện ở con đực chúng thường dài từ 70 – 80 cm cá biệt có trường hợp dài tới 125 cm.

Nai ăn lá non, chồi cây mềm, cỏ non, cây bụi, quả rụng. Loài Nai mọc sừng lúc hai tuổi, khi đạt đủ 1 tuổi 8 tháng thì có khả năng sinh sản. Nai sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào mùa sinh sản là xuân và thu.

Voọc Bạc loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Voọc Bạc (Trachypithecus germaini) là một trong 138 loài thuộc họ Cercopithecidae (họ linh trưởng) với số lượng loài đông đúc nhất. Tuy nhiên số lượng cá thể của loài là rất ít trong họ linh trưởng.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Inaturalist

Phân bố

Không rõ giới hạn phân bố của Voọc bạc, nhưng chúng hiện được tìm thấy ở châu Á, cụ thể là Campuchia, Việt Nam, CHDCND Lào, Myanmar và Thái Lan. Số lượng cá thể ở Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng, chúng ít xuất hiện trong 50 năm qua. Việc nghe được âm thanh tìm kiếm để tận mắt thấy được loài này ở Cát Tiên có thể rất khó nhưng khi xem được chúng có thể nói bạn có thể là một người may mắn ở Việt Nam khi có thể chiêm ngưỡng được loài này.

Voọc bạc là loài di chuyển trên cây trên cạn, thường được tìm thấy ở các vùng đất thấp. Chúng ưa thích rừng thường xanh và nửa thường xanh, rừng ven sông, rừng rụng lá hỗn hợp và rừng dọc theo sông. Thường không tìm thấy loài này ở vùng cao hoặc các khu vực đồi núi.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Hiện trạng

Voọc Bạc là loài đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi con người do hành vi săn bắt cũng như rừng bị mất, gây nên mất sinh cảnh sống ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài này. Chúng đang được liệt vào nhóm động vật nguy cấp EN (IUCN). Hiện tại ở Việt Nam chúng còn khoảng 406 cá thể và tập trung nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Đặc điểm

Voọc Bạc xuất hiện ở các khu rừng đất thấp, nửa thường xanh và thường xanh trên đảo Phú Quốc, và rừng trên các khu vực núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng tràm ngập nước ở đất liền Việt Nam.

Voọc bạc có màu đen trên bàn tay, bàn chân và phần trên cơ thể của nó, màu xám xuất hiện dần về phía đuôi của lông. Chúng có đuôi dài màu xám và lông trắng trên mặt. Con non của loài này có bộ lông màu cam sáng.

Chế độ ăn của voọc bạc là lá, chúng ăn cả lá, chồi và quả. Chế độ ăn này cần một thời gian nghỉ ngơi, vào lúc đó chúng có thể trải qua quá trình nhai lại.

Voọc Bạc giống như các loài voọc châu Á khác là những loài linh trưởng phi xã hội. Chúng không ưu tiên việc thực hiện các hành vi xã hội hơn so với việc kiếm ăn và nghỉ ngơi, là những hoạt động chiếm phần lớn thời gian trong ngày của chúng. Tuy nhiên, chúng thường được quan sát thấy sống theo bầy gần gũi từ 10 đến 50 cá thể.

Chà vá chân đen (Black-shanked douc) một trong những loài nguy cấp nhất ở Việt Nam

Black-shanked douc, Chà vá chân đen có tên khoa học là Pygathrix nigripes là một trong ba loài voọc được tìm thấy ở khu vực sông Mekong và giới hạn ở phía Nam Việt Nam. Chúng là loài ăn lá, dạ dày có 4 ngăn, cho phép tiêu hoá cellulose trong lá. Chúng sống ở Vườn Quốc gia Cát Tiên tuy nhiên vì là loài nghiêm trọng nên việc xem quan sát loài này có đôi chút khó khăn.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Inaturalist

Phân Bố

Chúng là loài sống trong các khu rừng bán nhiệt đới từ độ cao từ 0 – 800 m so với mực nước biển. Ở Việt Nam có thể thấy chúng ở các khu vực rừng trong Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận, rừng khộp ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, ngoài ra rừng nhiệt đới ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Đăk Lăk.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Chà vá chân đen đang được xếp vào nhóm các loài cực kỳ nguy cấp CR (Critically Endangered) 2022. Quần thể lớn nhất của loài còn khoảng 700 cá thể (Bảo vệ linh trưởng Việt Nam bên bờ vực thẳm). Các quần thể của loài suy giảm số lượng do hoạt động chủ yếu như phá rừng trồng cà phê và điều, dẫn đến các quần thể này đang bị chia cắt và tình trạng loài đang diễn biến xấu đi trông thấy chỉ vài năm mà sự suy giảm diễn ra nhanh đến mức từ ENCR, có thể nếu tình trạng còn tiếp diễn chúng sẽ tuyệt chủng.

Đặc điểm

Chà vá chân đen, như tên đặt cho chúng, có cặp chân đen và hai cánh tay cũng đen, khuôn mặt có 2 vòng màu vàng xung quanh mắt, ngực có lông xám và có vòng lông mặt màu trắng. Khẩu phần ăn của chúng là các loại lá cây, đôi khi chúng ăn các loại hạt, tỷ lệ các loại thức ăn này phụ thuộc vào kiểu rừng chúng sinh sống.

Hồng hoàng (Great Hornbill) loài “phượng hoàng” có thật

Hồng hoàng – Great Hornbill hay còn gọi là Phượng hoàng đất có tên khoa học là Buceros bicornis là một trong những loài chim có chiếc mỏ độc đáo và hoành tráng nhất của Việt Nam. Sinh sống trong rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh; rừng hỗn giao với loài cây rụng lá. Sinh sản từ khoảng tháng 1-8, tổ làm trong hốc cây, đẻ 1-3 trứng.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Phân bố

Hồng hoàng có vùng phân bố rộng, chúng xuất hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, bán đảo Malaysia, Indonesia.

Ở Việt Nam, chúng phân bố rộng khắp các vùng miền núi Phía Bắc trải dài đến miền Đông Nam Bộ trong các vùng rừng và có thể bắt gặp tại các độ cao từ 0 – 1500m so với mực nước biển, các địa điểm dễ thấy nhất của chúng chính là Vườn Quốc gia Yok Don, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Đà Lạt và đặc biệt loài này rất dễ thấy ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Số lượng cá thể của loài hiện còn khoảng 13,000 – 27,000 (IUCN) cá thể trên toàn thế giới. Chúng là loài định cư, số lượng suy giảm do bị săn bắt và mất nơi ở. Loài vốn đã được IUCN xem là một loài hiếm ở Việt Nam nhưng với hiện trạng săn bắt chỉ để lấy phần đầu làm vật phẩm trang trí hay vật phẩm phong thuỷ mà số lượng của loài ở Việt Nam ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

Chúng đã được IUCN xếp vào danh mục các loài dễ bị tổn thương tức Vunerable (VU) năm 2020

Đặc điểm

Chúng cao 119cm. Đây là loài lớn nhất trong họ Hồng Hoàng ở Việt Nam. Đầu đen. Cổ và bụng trắng; giữa cánh có dải rộng trắng; viền ngoài cánh trắng; trên đuôi có dải rộng đen. Mỏ lớn màu vàng với mũ mỏ lớn. Da trần quanh mắt đỏ. Chân xám. Chim mái nhỏ hơn chim đực và mỏ cũng nhỏ hơn (Birdwatchingvietnam).

Trong tự nhiên, thức ăn của hồng hoàng chủ yếu là các loại quả. Nó cũng ăn cả các loài thú, chim, thằn lằn rắn và côn trùng nhỏ.

Cao cát bụng trắng (Oriental pied hornbill) người anh em của Hồng hoàng

Cao cát bụng trắng hay Cao cát phương đông – Oriental pied hornbill có tên khoa học là Anthracoceros albirostris, một loài chim trong họ Bucerotidae. Loài này được coi là loài nhỏ nhất và phổ biến nhất trong các loài mỏ sừng ở châu Á.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Phân Bố

Cao cát bụng trắng là một loài phổ biến ở Bắc Nam Á. Nó xuất hiện ở nam Nepal, nam Trung Quốc, nam Bhutan, bắc Bangladesh, bắc và đông bắc Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, ở một số khu vực của Thái Lan, Singapore, đông bắc bán đảo Malaysia và tây Indonesia và Brunei.

Ở Việt Nam chúng thường được tìm thấy ở Thác Mai – Tân Phú – Đồng Nai, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Vườn Quốc gia Yok Don, Vườn Quốc gia Cúc Phương và đặc biệt nhất là ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Chúng có vùng phân bố ở Việt Nam rộng hơn cả người anh em của nó là Hồng hoàng. Hồng hoàng phân bố từ Bắc đến Đông Nam Bộ trừ vùng đồng bằng sông Hồng thì Cao cát bụng trắng bao gồm cả vùng đông bằng sông Hồng này. Tuy nhiên chúng lại sống thấp hơn loài Hồng hoàng 100m tức chỉ phân bố tại các vùng từ 0 – 1400 m so với mực nước biển.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Cao cát bụng trắng có vẻ vì phần mỏ sừng không đẹp như người anh em của nó nên loài này đang ở mức ổn định về mặt số lượng cá thể trên thế giới và được xếp vào mức LC (IUCN) tức ít quan tâm. Loài này là một trong những loài dễ thấy nhất ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Đặc điểm

Chúng cao khoảng 68cm. Kích thước cơ thể nhỏ hơn so với Hồng hoàng. Bộ lông nhìn chung có màu đen và trắng; bụng, mép các lông cánh và mút của các lông đuôi ngoài trắng. Hai bên má có vệt trắng. Mặt dưới cánh có dải trắng hẹp ở gốc của lông sơ cấp. Mỏ ngà, mũ mỏ lớn có đốm đen. Khi đuôi xếp lại nhìn từ phía dưới toàn bộ mút đuôi trắng.

Giống với Hồng hoàng, Cao cát bụng trắng có thực đơn chính là hoa quả, hơn 94% của chúng là các loại trái cây đặc biệt là sung, ngoài ra còn có đu đủ, chôm chôm, xoài, chuối và các loại cây ăn quả khác cũng là những món ăn ưa thích của chúng.

Công xanh (Green peafowl) loài chim có vũ điệu “múa quạt”

Công có nhiều tên gọi ở Việt Nam như Cuông, Nộc dung, Khổng tước với tên tiếng Anh là Green peafowl và tên khoa học Pavo muticus là một trong những loài chim đẹp nhất của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đồng thời ngoài mùa sinh sản chúng cũng là một trong những loài chim xấu nhất Việt Nam vì chúng lúc này sẽ rụng toàn bộ lông đuôi và nhạt màu đi.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Phân Bố

Trước đây Công xanh có ở khắp cả nước. Hiện nay chỉ có thể tìm thấy ở vùng Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận), Gia Lai-vùng rừng Kon Cha Răng, Lâm Đồng, đặc biệt ở Đắc Lắc-Vườn Quốc gia Yok Đôn và các vùng rừng khộp dọc biên giới Campuchia và Nam Bộ-Đồng Nai đặc biệt ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (Birdwatchingvietnam).

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Tháng 7, 2018 Công được xếp vào mục các loài nguy cấp EN (Endangered) và được nghi ngờ là đã tuyệt chủng ở một số khu vực miền Trung. Số lượng của loài đang suy giảm trầm trọng hiện chỉ 10,000 đến 19,999 cá thể còn tồn tại trong tự nhiên trên thế giới.

Tuy nhiên Công khá phổ biến ở Vườn Quốc gia Cát Tiên mặc dù số lượng không nhiều nhưng nếu biết cách quan sát thì bạn vẫn có thể xem được loài này.

Đặc điểm

Chúng cao trung bình từ 101-244cm.

Chim trống trưởng thành: Bộ lông có màu lục ánh thép; đuôi rất dài có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng và nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, da mặt màu vàng và xanh. Khi múa đuôi xòe ra hình nan quạt.

Chim mái: Có màu sắc tương tự nhưng đuôi ngắn. Mỏ sừng. Chân xám. Chân của chim trống và chim mái đều có cựa. Tiếng kêu: To, vang vọng, thường vào lúc hoàng hôn và sáng sớm. ‘Kay-yaw, kay-yaw’. (Birdwatchingvietnam)

Công trống nổi bật với tiếng kêu ầm ĩ và bộ lông lộng lẫy. Chức năng của màu sắc óng ánh cầu kỳ và “chuỗi họa tiết” lớn của chim công đã là chủ đề của cuộc tranh luận khoa học sâu rộng. Charles Darwin gợi ý rằng chúng phục vụ để thu hút con mái, và những đặc điểm sặc sỡ của con trống đã phát triển nhờ chọn lọc giới tính.

Công là động vật ăn tạp và ăn chủ yếu thực vật, cánh hoa, đầu hạt, côn trùng và loài chân đốt khác, bò sát và lưỡng cư. Chim công hoang dã tìm kiếm thức ăn bằng cách cào xới lớp lá vào buổi sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn. Chúng lui vào bóng râm và vùng an toàn trong rừng vào thời điểm nóng nhất ngày. Chim công không kén ăn, sẽ ăn hầu hết mọi thứ chúng có thể nhét vào mỏ và tiêu hóa. Chim tích cực săn côn trùng như kiến, dế và mối; cuốn chiếu; loài chân đốt và thú nhỏ khác. Công Ấn Độ cũng ăn rắn nhỏ.

Công thuần dưỡng cũng có thể ăn bánh mì và ngũ cốc rời như yến mạch và ngô, pho mát, cơm nấu chín và đôi khi là thức ăn cho mèo. Người nuôi đã nhận ra chim công thích thức ăn giàu protein bao gồm ấu trùng phá hoại kho thóc, các loại thịt và trái cây khác nhau, cũng như các loại rau gồm có lá xanh đậm, bông cải xanh, cà rốt, đậu hạt, củ cải đường và đậu.

Hạc cổ trắng (Woodly-necked Stork)

Hạc cổ trắng – Woodly-necked Stork có tên La tinh Ciconia episcopus là một con cò màu nâu sẫm với ánh kim màu xanh đồng trên cánh và ngực. Nó có một cái cổ xù lông màu trắng đặc biệt, một cái đuôi màu trắng và một cái mỏ màu cá hồi sẫm màu. Loài định cư. Các cá thể và nhóm nhỏ kiếm ăn ở sông, rìa đất ngập nước nông, các khu vực đồng cỏ đô thị và đồng cỏ ngập nước để tìm côn trùng và động vật có xương sống nhỏ. Có thể tập hợp thành nhóm vài trăm con khi có điều kiện.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Phân Bố

Hạc cổ trắng có vùng phân bố tại các vùng sình lầy, đất ngập nước, nhất là ven rừng hay trong rừng nhưng chỉ ở nơi trống trải tại các quốc gia Bangladesh, Bhutan, Cambodia, India, Indonesia, CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thailand và Việt Nam.

Ở Việt Nam, chúng tập trung chủ yếu tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Vườn Quốc gia Yok – Don, Tân Phú – Đồng Nai, đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Ngày 19 tháng 8, 2020 loài được IUCN liệt vào danh sách những loài có nguy cơ bị đe dọa. Số lượng cá thể của loài nằm trong khoảng từ 50,000 – 249,999 cá thể (IUCN) và đang có dấu hiệu suy giảm.

Loài bị suy giảm chủ yếu do mất sinh cảnh sống và cũng vì chúng là loài định cư nên khi mất đi sinh cảnh chúng đang sống chúng sẽ không có khả năng bay đi và tìm nơi ở mới, điều này có thể gây suy giảm quần thể. Do đó, hiện nay chúng không còn dễ gặp ngoài tự nhiên nữa.

Đặc điểm

Chúng cao 75 – 91 cm. Bộ lông nhìn chung có màu đen bóng, cổ trắng, mỏ tối màu, chân đỏ. Thực đơn của bọn chúng bao gồm cá, ếch, cóc, rắn, thằn lằn, côn trùng lớn và ấu trùng, cua, động vật thân mềm và động vật không xương sống ở biển (del Hoyo et al. 1992).

Gõ kiến xám (Great Slaty Woodpecker) loài gõ kiến to nhất quả đất

Gõ kiến xám – Great Slaty Woodpecker có tên tiếng La tinh Mulleripicus pulverulentus là một loài chim trong họ Picidae. Chúng có vẻ ngoài ngang tàng và giống các sinh vật thời tiền sử, đây là loài chim gõ kiến lớn nhất trên thế giới.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Phân bố

Nó được tìm thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á, trải khắp Bangladesh, Bhutan, Brunei, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam chúng xuất hiện từ Bắc Trung Bộ đến Đông Nam Bộ đặc biệt tại Tân Phú – Đồng Nai, Đà Lạt, Vườn Quốc gia Yok Don và đặc biệt dễ thấy nhất là ở Vườn Quốc gia Cát Tiên – thiên đường của loài chim.

Top 10 loài động vật ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Bản đồ theo IUCN

Hiện trạng

Ngày 1 tháng 10, năm 2016 Gõ kiến xám được xếp vào danh mục các loài dễ bị tổn thương tức VU (IUCN). Số lượng loài hiện chưa có báo cáo chính xác nhưng hiện đang có sự suy giảm. Có thể do chúng kiếm ăn và sinh sản phụ thuộc vào các cây cổ thụ lớn, chim Gõ kiến xám thường gặp nhất trong các khu rừng nguyên sinh. mật độ giảm hơn 80% trong các khu rừng đang bị khai thác.

Số lượng cá thể toàn cầu đang suy giảm do mất rừng che phủ và khai thác rừng già trên toàn phạm vi của loài, với việc mất môi trường sống đặc biệt nhanh chóng ở Việt Nam đồng thời với kích thước to lớn và đặc trưng chúng dễ bị săn bắt.

Đặc điểm

Mỏ rất dài, có khía đục mạnh, cổ thon dài và đuôi dài. Đôi khi có thể thấy rõ một chút mào nhẹ. Toàn bộ màu xám, với một vết ửng hồng trên má và một mảng trần màu cam nhạt trên cổ họng. Cổ gầy và cơ thể dài khiến nó có vẻ ngoài hung dữ.

Sống trong rừng theo từng đàn gia đình nhỏ, phát ra những tiếng kêu vo ve ầm ĩ và dùng búa đập mạnh vào cây. Giới hạn trong những khu rừng nguyên sinh với vô số cây cao. Là loài chim độc đáo và về cơ bản không thể nhầm lẫn, nó là loài chim gõ kiến lớn nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Nó là một loài khá hòa đồng.

Chúng dài 48–58 cm (19–23 inch) và nặng 360–563 g (0,794–1,241 lb), là loài chim gõ kiến ​​lớn nhất trên thế giới. Trọng lượng trung bình được công bố trong một nghiên cứu là 430 g.

Tóm lại

Trên đây là các loài có thể quan sát được tại Vườn Quốc gia Cát Tiên trong các tour trải nghiệm thiên nhiên hoang dã Việt Nam. Có những loài quý hiếm và cả những loài không quý hiếm, chúng đặc trưng cho Việt Nam và cũng là đặc trưng cho Vườn Quốc gia Cát Tiên. Nếu muốn được một lần xem thấy chúng thì hãy liên hệ với Wanee để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop