Rồng đất
Tên latinh: Physignathus cocincinus
Lớp: Reptilia (Bò sát)
Bộ: Squamata
Họ: Agamidae
Giống: Physignathus

Đặc điểm nhận diện của Rồng Đất:
Đây là loài nhông cỡ lớn, chiều dài thân lên đến 250mm, chiều dài đuôi đến 650mm. Thân dẹp bên. Vảy thân có cỡ đều nhau. Có 1 hàng gai cứng lớn chạy từ cổ đến đuôi, hàng gai ở cá thể đực thường cao hơn cá thể cái. Ở mặt dưới đùi, mỗi bên có 4-8 lỗ đùi xếp thành hàng dọc. Thân màu xanh thẫm, mặt bụng nhạt màu hơn mặt lưng. Đuôi có những khúc xám nâu xen kẽ với những khúc vàng.


Nơi sống:
Thường sống trên cây ven các con sông, suối trong rừng, mùa lạnh còn trú trong các hang hốc trên cây. Chúng hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm trên các cành cây.
Thức ăn:
Thường là các loại côn trùng, nhiều chân và cả giun đất.
Mùa sinh sản:
Từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, trong năm đẻ 1 lứa từ 8 – 10 trứng trong hố cát ven các bờ sông, suối.
Phân bố:
Trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Hà Tây (Ba Vì), Phú Thọ, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang.
Thế giới:
Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Lào, Campuchia, Đông Thái Lan.
Tình trạng:
VU theo IUCN
Biện pháp bảo vệ:
Cần cấm săn bắt, buôn bán. Nuôi rồng đất trong các khu vực phân bố của chúng để bảo vệ nguồn gen.
Nguồn: Tổng hợp Wanee.vn
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Trong 12 tháng đi trekking mùa nào mới chuẩn ở Việt Nam?
Th1
Bật mí những kỹ năng di chuyển khi đi trekking
Th1
Kinh nghiệm trekking rừng siêu chi tiết
Th1
8 địa điểm cắm trại đẹp nhất khi du lịch Đà Lạt
Th1
Kinh nghiệm du lịch Cần Giờ 2 ngày 1 đêm
Th1
Kinh nghiệm chinh phục City tour Sài Gòn 1 ngày du lịch
Th1
Khám Phá Rừng Mã Đà Đồng Nai
Th1
Trải nghiệm lặn ngắm san hô ở Phú Quốc có gì hấp dẫn?
Th1