Rùa biển là loài động vật bò sát máu lạnh cổ đại. Dựa vào các di tích hóa thạch, các nhà nghiên cứu cổ sinh vật tin rằng chúng xuất hiện vào cuối kỷ Triassic cách đây khoảng 200 triệu năm.

Hóa thạch đã được tìm thấy có niên đại khoảng 215 triệu năm. Tổ tiên của chúng đã chứng kiến sự hình thành các lục địa và chúng sống sót quá nhiều thảm họa môi trường và sống sót ngay cả khi loài khủng long bị tuyệt chủng.

Thuộc lớp Lớp bò sát (Reptilia), Bộ rùa (Testudines). Biển Việt Nam là nơi phân bố của 5/7 loài rùa biển và 5 loài này. Bao gồm 2 họ:

Họ Vích Cheloniidae có 4 loài:

  • Rùa xanh (Chelonia mydas).
  • Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).
  • Rùa đầu to (Caretta caretta).
  • Vích (Lepidochelys olivacea).

Họ Rùa da Dermochelyidae có 1 loài:

  • Rùa da (Dermochelys coriacea).
Rùa biển - Sea Turtles - Cư dân lâu đời của biển cả.
Rùa xanh và đồi mồi. (Nguồn: Sưu tầm)
Rùa biển - Sea Turtles - Cư dân lâu đời của biển cả.
A: Vích; B: Rùa da và C: Rùa đầu to. (Nguồn: Sưu tầm)

Rùa biển còn được biết đến là loài động vật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Một số cá thể rùa được các nhà nghiên cứu xác định có tuổi đời hơn 320 năm. Chúng sống hầu hết ở các đại dương ngoài trừ vùng Bắc Băng Dương. Chúng sống và kiếm ăn hoàn toàn dưới biển. Thức ăn của chúng thường là cỏ biển, sứa, cua và một số loài thân mềm.

Mặt khác, chúng là loài có tỷ lệ sống đến khi trưởng thành rất thấp. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được cứ 1.000 cá thể rùa con được sinh ra thì chỉ có một cá thể trong số đó tồn tại đến khi trưởng thành.

Bên cạnh đó, chúng cũng là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Hiện nay tất cả các loài rùa biển ở Việt Nam có 3 loài được ghi nhận phân bố ở vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận (rùa xanh, đồi mồi và vích) đã được bảo vệ bởi Luật Thủy Sản, Luật Đa dạng sinh học và được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới (IUCN).

Rùa biển - Sea Turtles - Cư dân lâu đời của biển cả.
Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. (Nguồn: vietnamplus.vn)

Những mối đe dọa đối với “cư dân lâu đời của biển” hiện nay.

  • Hoạt động con người làm mất bãi đẻ rùa biển như: xây dựng khu du lịch, resort,v..v..
  • Ô nhiễm môi trường biển do rác thải (nilong, nhựa) hay bị mắc vào lưới đánh cá.
  • Nạn săn bắt và buôn bán trái phép.
  • Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lên quá trình hình thành giới tính vì trứng của rùa nở ra là cá thể đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì thời gian nở sẽ nhanh hơn và số lượng rùa cái sẽ nhiều hơn và ngược lại.
Rùa biển - Sea Turtles - Cư dân lâu đời của biển cả.
Rùa biển bị săn bắt và bị mắc vào lưới đánh cá.
rùa biển vướng vào túi nilong
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển

Chúng ta nên làm gì để bảo vệ rùa biển.

  • Không mua bán thịt rùa và những đồ lưu niệm làm từ rùa biển.
  • Bảo vệ môi trường, giữ môi trường trong sạch không vứt rác bừa bãi.
  • Tuyên truyền bảo vệ rùa biển đến với mọi người.
  • Giúp đỡ và ủng hộ các vườn quốc gia, khu bảo tồn rùa biển.

Nếu bạn phát hiện những nơi buôn bán rùa biển trái phép hãy báo ngay cho cơ quan chức năng tại địa phương. Hãy cùng chung tay bảo tồn những loài rùa biển.

Tại sao chúng ta phải bảo vệ rùa biển?

Nếu Rùa biển mất đi, một phần tuyệt diệu của thiên nhiên sẽ vĩnh viễn không còn. Môi trường sống và thức ăn của rùa biển rất đa dạng, sự phát triển hay suy giảm của quần thể rùa biển thể hiện chất lượng môi trường của các hệ sinh thái nơi rùa biển sinh sống.

Mỗi loài rùa biển có một vai trò khác nhau trong hệ sinh thái mà nó sinh sống:

  • Rùa Xanh: Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái cỏ biển.
  • Rùa da: Tăng cường chất lượng các loài hải sản đánh bắt.
  • Đồi mồi: Duy trì cấu trúc, chất lượng và đa dạng sinh học của hệ sinh thái rạn san hô.

Nguồn tổng hợp: Sơn Bách – Wanee.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop