Tên Việt Nam: NHÔNG BACH
Tên Latin: Calotes bachae
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Lớp (nhóm): Bò sát
Về quá trình phát hiện:
Trước đây, loài nhông bach này được định danh là loài nhông xám Calotes mystaceus (loài được DUMÉRIL & BIBRON mô tả năm 1837). Do loài nhông xám này phổ biến và phân bố rộng từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia đến Thái Lan nên các nhà khoa học ít quan tâm đến loài này.
Tuy nhiên đến năm 2013, khi tiến hành so sánh chi tiết về mặt hình thái kết hợp với sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài nhông ở miền Nam Việt Nam có hình thái cũng như về mặt di truyền khác biệt với loài nhông xám (Calotes mystaceus) và quyết định mô tả và công bố loài nhông mới này Calotes bachae Hartmann, Geissler, Poyarkov, Ihlow, Galoyan, Roedder & Boehme 2013.

Đặc điểm nhận dạng:
Chiều dài đầu và thân đạt 97 mm, đuôi dài gấp 2 lần chiều dài đầu và thân; cơ thể phủ vảy nhỏ, hơi có gờ, sắp xếp thành hàng đều đặn; vảy lưng sắp xếp hướng về phía đuôi và cũng hướng lên trên; 44 – 50 hàng vảy giữa lưng; có 2 gai nhỏ phía trên màng nhỉ; hàng vảy lớn dựng đứng ở cổ và lưng nối liền nhau.
Nếp gấp da ở phía trước chân trước rõ ràng, được bao phủ bởi những vảy nhỏ màu đen; đầu và phần trước của cơ thể có màu xanh lam đến xanh ngọc, phần màu sắc này không lan rộng quá chi trước; có sọc màu vàng kéo dài từ phần môi trên dưới mắt đến cuối đầu.
Ý nghĩa tên của nhông Bach:
Cái tên bachae được đặt để vinh danh nhà khoa học Rike Bach (Bonn) đã tham gia hỗ trợ cho Peter Geissler trong nhiều chuyến đi thực địa khám phá ở khu vực Đông Dương.
Sinh thái học:
Calotes bachae là một loài thằn lằn sống hàng ngày, sống nửa trên cây nửa trên đất, dễ dàng leo trèo trên các thân cây ở độ cao 5–10 mét so với mặt đất. Về đêm, Calotes bachae chọn những cành cây chìa ra để ngủ.
Màu sắc xanh lam của Calotes bachae thường thể hiện sặc sỡ trong mùa sinh sản, dọa nạt kẻ thù. Tuy nhiên, nhiều đặc điểm tập tính, hành vi vẫn chưa được nghiên cứu kỹ làm tăng vẻ bí ẩn độc đáo cho loài này.
Phân bố:
Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
nỨng dụng kiến thức phân loại khi đi dạo ở các công viên thành phố Hồ Chí Minh:
Ở các công viên trong thành phố Hồ Chí Minh (như: công viên Tao Đàn, công viên Âu Lạc,…) có 2 loài thằn lằn giống Calotes gồm: Calotes bachae và Calotes versicolor.
Bình thường thì loài nhông bach (Calotes bachae) không thể hiện màu xanh lam của mình (chúng sẽ thể hiện màu xanh khi trong mùa sinh sản, đánh nhau tranh giành lãnh thổ với 1 con Calotes bachae khác, không những thế khi bị đe dọa chúng cũng phô trương màu xanh lam này ra) mà có màu sắc nâu giống như tên hàng xóm nhông rào (Calotes versicolor) khiến cho việc phân biệt 2 loài này cần một chút thử thách tinh mắt.
- Trước hết, đối với con non thì ta có thể dễ dàng phân biệt được 2 loài này qua sọc trên lưng của chúng:
- Calotes versicolor có 2 sọc thẳng hàng trên lưng
- Calotes bachae không có 2 sọc thẳng này hoặc nếu có 2 sọc trắng thì 2 sọc này cũng có dạng uốn lượn dạng sóng.



- Thứ hai, nếp da phía trước vai chân trước có những đám vảy nhỏ màu đen chỉ hiện diện ở Calotes bachae. Trong khi ngược lại Calotes versicolor thì không có đám vảy màu đen này.


- Cuối cùng, sự hiện diện màu xanh lam chỉ hiện diện ở loài Calotes bachae. Còn Calotes versicolor thì không có hiện diện màu xanh lam này. Bạn có thể bắt gặp Calotes bachae biểu hiện màu xanh lam rực rỡ khi chúng đang tỏ tình, giữ lãnh thổ, đánh nhau với 1 con Calotes bachae khác hoặc khi đang bị đe dọa.



Tài liệu tham khảo:
- Hartmann, Timo, Peter Geissler, Nikolay A. J. Poyarkov, Flora Ihlow, Eduard A. Galoyan, Dennis Rödder & Wolfgang Böhme. 2013. A new species of the genus Calotes Cuvier, 1817 (Squamata: Agamidae) from southern Vietnam. Zootaxa 3599(3): 246–260.
Tổng hợp by Thịnh Trần – Wanee.vn
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5