Eurasian Oystercatcher – Chim mò sò – Loài chim nước trong sách đỏ
Chim mò sò (tên khoa học Haematopus ostralegus) là một loài chim trong họ Haematopodidea. Chúng là loài chim nước lớn nhất trong khu vực.
https://bitly.com.vn/ocks83
Đặc điểm:
Cao 40–45 cm (mỏ dài 8–9 cm) với sải cánh dài khoảng 80–85 cm. Chúng là loài chim ồn ào, có bộ lông màu đen và trắng, chân và ngón chân có màu hồng cam trong khi mắt và mỏ có một màu đỏ đặc trưng. Những con chưa tới độ tuổi sinh sản thì có bộ lông màu nâu hơn và mỏ có màu nhạt hơn con trưởng thành.
TRANG 163, SÁCH FIELD GUIDE TO THE WATERBIRDS OF ASEAN BY WOO-SHIN LEE, CHANG-YONG CHOI,AND HANKYU KIM.
Chim mò sò rất đặc trưng giữa những loài chim nước khác. Chúng có kích thước lớn và nổi bật nhờ vào màu sắc của mỏ và chân bên cạnh đó bộ lông trắng và đen cũng là một điểm nổi bật khác của loài này. Chim mò sò cũng rất dễ nhận biết khi đang bay vì sải cánh rộng và phần dưới cánh chỉ thuần một màu trắng và lúc bay cánh trên xòe ra hiện rõ hai phần trắng đen rõ rệt của cánh. Ngoài ra, loài chim này cũng là một “chiến binh” chúng sẽ đánh đuổi các loài chim khác dám tiến lại gần khu vực chúng kiếm ăn hay nghỉ ngơi dù loài đó có đông hơn và có kích thước lớn hơn chúng.
Chim mò sò và các loài chim nước khác
https://bitly.com.vn/g4z5fy
Cách bay và hình dạng khi bay của chim mò sò
https://bitly.com.vn/4s4ahr
Không như tên gọi của mình chim mò sò có khẩu phần ăn chính không phải là sò. Nhưng đúng với tên gọi chúng là một trong những loài hiếm hoi mở được vỏ sò bằng cách sử dụng chiếc mỏ rộng và dày mở vỏ của những loài thân mềm bằng cách đập xuyên qua vỏ như một chiếc búa, bên cạnh đó chúng cũng có thể sử dụng mỏ thọc sâu xuống đất để bắt giun đất.
Chim mò sò dùng mỏ để mở vỏ sò
https://bitly.com.vn/of7i9n
Di chuyển, phân bố và sinh sản:
Chim mò sò là loài chim di cư với sự phân bố rộng trên ba châu lục với Châu Âu là nơi sinh sống và sinh sản chính, ven biển Bắc Phi và một phần nhỏ Châu Á tại các nước như Myanmar, Peninsular Malaysia, Philippines và Việt Nam. Đặc biệt tại Vương quốc Anh và Ireland.
https://bitly.com.vn/7k4dg9
Các vùng màu vàng thể hiện vùng sinh sản.
Các vùng màu xanh dương thể hiện vùng tránh đông.
Các vùng màu xanh lá là vùng chúng ở quanh năm.
Chim mò sò di cư sống trên dọc các bờ biển. Hằng năm sau khi mùa đông đã qua đi chúng quay về với vùng Bắc Âu và đồng bằng Siberia rộng lớn để sinh sản chúng tập trung thành các đàn lớn để sinh sản và nuôi con.
Chim mò sò và con non
https://bitly.com.vn/4s4ahr
Tình trạng hiện nay:
Chim mò sò hiện nay còn khoảng 1,004,000-1,160,000 cá thể và là một trong những loài chim trong sách đỏ nằm ở mức NT tức sắp bị đe dọa nhưng thực tế số lượng cá thể của loài đang giảm khá nhanh.
https://bitly.com.vn/4s4ahr
Tại Việt Nam, mặc dù không hiếm và quý như spoon-billed sandpiper (rẻ mỏ thìa) nhưng trong 3 năm gần đây, chỉ một cá thể chim mò sò duy nhất được phát hiện di cư về Việt Nam (tỉnh Bến Tre) và cá thể này cũng là cá thể đầu tiên được phát hiện tại các tỉnh miền Tây Việt Nam. Đoàn khảo sát MeKong shorebird với anh Quang và anh Toby là hai chuyên gia đã phát hiện và ghi nhận sự có mặt của loài này.
Tấm ảnh ghi nhận cá thể đầu tiên tại miền Tây Việt Nam
Hình ảnh: Toby
Ảnh ngày 23/02/2022 ghi nhận vẫn còn cá thể này tại miền Tây Việt Nam
Hình ảnh: Du Mục MeKong shorebird 
Đôi cánh chim mò sò hiện tại đang là duy nhất tại Việt Nam
Hình ảnh: Du Mục MeKong shorebird
Cá thể di cư về Việt Nam trong vòng ba năm trở lại đây
Hình ảnh: Toby
Chim mò sò nếu xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền Tây Việt Nam sẽ có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nguyên nhân vì nơi đây có rất nhiều vùng bùn lầy bởi chu kì lên xuống của biển mà nghề chăn nuôi nghêu đóng vai trò chính trong kinh tế. Trong khi đó, nghê là một trong số thức ăn của chim mò sò. Do đó, nếu loài này xuất hiện với số lượng lớn thì có thể chúng sẽ bị coi là nhân tố chính phá hoại mùa màng và bị người dân không ngại sử dụng tất cả mọi cách để tiêu diệt.
Hãy nâng cao nhận thức và cùng nhau kêu gọi bảo vệ các loài chim đặc biệt là loài chim mò sò này vì số lượng của chúng đang giảm một cách đáng báo động. Hãy để chúng về Việt Nam nhiều hơn để nhiều tour du lịch xem chim được tổ chức hơn và nhờ đó chúng ta sẽ tuyên truyền được nhiều thông tin hơn đến với mọi người.
Nguồn: Tổng hợp bởi Hoàng Quý
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5