Cầy Vằn Bắc – Loài vật đặc hữu của Vườn Quốc gia Ba Bể
Cầy vằn bắc hay lửng chóc (tên khoa học: Chrotogale owstoni) là loài cầy sống trong các khu rừng và thung lũng có cây gỗ ở ven sông thuộc miền Bắc Việt Nam đặc biệt là loài đặc hữu của Vườn Quốc gia Ba Bể, bắc Lào và Hoa Nam – Trung Quốc.
https://bitly.com.vn/fulvuo
Đặc điểm nhận dạng:
Cầy vằn bắc là loài cầy có kích thước trung bình, dài khoảng 57 cm, đuôi dài 43 cm. Bộ lông Cầy vằn bắc màu vàng nhạt hoặc xám bạc. Có 4 – 5 sọc đen lớn vắt ngang lưng xuống 2 bên sườn; 2 sọc đen chạy song song từ đỉnh đầu qua cổ và mở rộng xuống bả vai, đến đùi chân trước; tiếp nối 2 vạch tách biệt xuống đến đùi theo 2 sọc trên. Mặt có 3 sọc đen nhỏ kẹp giữa 2 sọc trắng chạy từ mũi đến đầu. Gốc đuôi có 2 vòng đen trắng, phần còn lại của đuôi (3/4) đồng mầu nâu đen. Đặc điểm nổi bật của Cầy vằn bắc khác với Cầy vằn nam là có nhiều đốm đen ở sườn và đùi (cầy vằn nam không có đốm).
https://bitly.com.vn/fulvuo
Sinh học, sinh thái:
Thức ăn gồm giun đất, côn trùng, quả cây, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim. Cầy vằn đặc biệt thích ăn giun đất. Nơi sinh sống bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau, chủ yếu rừng núi đất, trong các thung lũng có độ ẩm. Cầy chủ yếu hoạt động ở mặt đất, chỉ vài trường hợp gặp Cầy trên cây cao 2m, chúng có khả năng leo trèo giỏi. Cầy sống độc thân, hoạt động ban đêm, kiếm ăn ban đêm.
Chưa có tài liệu về sinh sản của cầy vằn trong thiên nhiên; trong nuôi nhốt Cầy vằn trưởng thành sinh dục vào 1,5 – 2 năm tuổi; động dục vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2; thời gian mang thai từ 60- 68 ngày; mỗi lứa sinh từ hai đến ba con; con con sơ sinh trên dưới 400g.
https://bitly.com.vn/fulvuo
Phân bố:
https://bitly.com.vn/x2k0li
Trong nước: Tập trung phân bố khá đông tại các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú THọ:, Hoà Bình, Gia Lai, Lâm Đồng. Ngoài ra, Cầy vằn có phân bố rộng các tỉnh miền núi trong nước.
Thế giới: Tây Nam Trung Quốc, Lào biên giới tiếp giáp với Việt Nam.
Giá trị:
Loài thú quí, hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học và giúp cân bằng sinh thái tự nhiên. Tuyến xạ có thể sử dụng làm dược liệu hoặc trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm.
Tình trạng:
Trước đây khá phổ biến ở các khu rừng miền Bắc và miền Trung. Hiện nay, do săn bắt, buôn bán quá mức và huỷ hoại sinh cảnh trữ lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng săn bắt và buôn bán cầy vằn bắc vẫn còn khá phổ biến. Được xếp hạng ở mức VU tức nguy cấp.
https://bitly.com.vn/4h5413
Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IIB Nghị Định Nghị định 32/2006/NĐ-CPViện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã kết hợp với Vườn Thú Hà Nội nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt và đã nuôi được cầy sinh sản (Nguyễn Xuân Đặng, 1984).
Bên canh đó cần kiểm soát chặt việc săn bắt và buôn bán cầy vằn và tiến hành tiếp tục các dự án nhân nuôi sau đó trả về tự nhiên để phục hồi số lượng.
Nguồn: Tổng hợp bởi Hoàng Quý
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5