Rùa đất Pulkin (Eastern Black-bridged Leaf Turtle) có tên khoa học là Cyclemys pulchristriata là một trong 7 loài thuộc chi Cyclemys (Bell, 1834), đồng thời là một trong hai loài thuộc chi Cyclemys được biết đến là có mặt tại Việt Nam. Về mặt hình thái, loài rùa đất Pulkin tương tự như loài Western Black-bridged Leaf Turtle (Cyclemys atripons) và chúng chỉ có thể được phân biệt một cách chắc chắn với nhau bằng trình tự DNA (Fritz và cộng sự 2008).
Phân Bố của rùa đất Pulkin
Rùa đất Pulkin đã được khám phá lần đầu tiên trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ở Phúc Sơn, Quảng Nam vào năm 1997. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm ở các vùng Lâm Đồng, Phú Yên, Gia Lai và Bình Định.
Đặc biệt trong một cuộc khảo sát gần đây ở miền Nam Việt Nam do 3 nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Viện Sinh học nhiệt đới gồm Luan Thanh Nguyen, Vu Dang Hoang Nguyen (NguyenVuHerp), Sang Ngoc Nguyen thực hiện đã phát hiện một cá thể con non ở Núi Dinh với đặc điểm hình thái của cả hai loài rùa nói trên và điểm nổi bật của chúng là có bụng vàng.
Chỉ 01 mẫu mô nhỏ đang được lưu giữ tại Bộ sưu tập động vật – Viện Sinh học nhiệt đới, cá thể này đã được thả lại tự nhiên và tiếp tục cuộc sống tự do.

Họ nghi ngờ và tiến hành phân tích trình tự gen (DNA) thì phát hiện loài này là rùa đất Pulkin, một phát hiện lớn của khoa học Việt Nam về điểm phân bố cực Nam của loài rùa này. Thật thú vị, đây chính là dữ liệu DNA đầu tiên của loài này từ mẫu vật được ghi nhận ở tự nhiên Việt Nam.
Tất cả các dữ liệu DNA trước đây của loài này ở Việt Nam (từ 12 mẫu vật) đều từ các mẫu vật tịch thu từ hoạt động buôn bán ở các chợ đen. Điều này chứng tỏ loài này thật sự đang cần được bảo vệ nghiêm ngặt đồng thời cần lên án và nghiêm trị những hành vi săn bắt, buôn bán vì mục đích cá nhân hiện nay.
Việc tìm thấy sự xuất hiện của loài này ở khu vực Núi Dinh góp phần vào dữ liệu mới của khoa học giúp việc bảo tồn loài trở nên hấp dẫn hơn cụ thể như sau: cá thể được phát hiện này cho thấy nó cách địa điểm xa nhất về phía Nam Việt nam của nó từng được ghi nhận tới 150km ở huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Điều này tạo cột mốc kỷ lục cho việc nhận định cực Nam của loài này một cách rộng hơn xác định thêm vùng phân bố của loài và đề ra các giải pháp bảo tồn loài tốt hơn.
Hình thái loài
Con non được tìm thấy tại đây có chiều dài mai 91 mm, rộng 75 mm; hình bầu dục ở mặt lưng và thấp ở mặt bên; mép sau có răng cưa rõ rệt. Yếm rùa hình bầu dục, chiều dài tối đa 72 mm, chiều dài đường giữa 70 mm, đuôi hẹp, dài 23 mm, đầu màu nâu đen ở trên, màu vàng với 2 dải đen bên; cổ và họng màu vàng tươi; yếm và rìa bụng có màu nâu vàng, các vạch đen tỏa ra trên mỗi rãnh của yếm.









Hiện trạng của loài
Loài hiện đang được xếp vào cấp độ EN (IUCN) tức “Endangered – Nguy cấp” bởi chúng hiện tại số lượng còn không nhiều nên nếu bạn không phải nhà khoa học thì không nên động chạm hoặc săn bắt loài rùa này. Việc săn bắt và mua bán loài rùa này là phạm pháp nên việc bạn cố tình hay vô tình tham gia vào các hành động này là một trong những hành vi vi phạm pháp luật bạn có thể đối mặt với những án tù dài hơn một đời người.

Còn nếu bạn cố tình đọc bài này với mục đích để tìm bắt loài này với mục đích thương mại thì hãy cùng Wanee trả lời vài điều như sau:
Khi bạn săn bắt chúng bạn sẽ làm gì sau khi bắt được? Nếu bạn nghĩ là bán để lấy với giá cao thì sẽ không thực tế vì loài này hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt dù người mua có giàu đến đâu họ cũng không mạo hiểm để rồi sau đó phải đối mặt với vòng lao lý.
Ngoài ra, khi bạn bắt chúng thì các cá thể này có thể bị chết do thay đổi môi trường hoặc do bạn chăm sóc không đúng cách. Vậy thay vì cố tình săn bắt nó bạn hay cố giữ gìn và bảo tồn nó để con cháu hay đơn giản là các bạn có thể tìm thấy và tự hào rằng Việt Nam có một loài rùa cực đẹp như vậy.
Mặt khác nếu bạn nghĩ bạn bắt chúng để làm vật nuôi thì điều này càng khó khăn cho bạn việc tàng trữ một loài động vật nguy cấp trong nhà nếu bị phát hiện thì việc tiếp theo xảy ra có thể cực kỳ nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc nuôi loài này như thú cưng cực kỳ khó vì rùa là một trong những loài khó nuôi bậc nhất thế giới.
Cuối cùng có phải bạn đang suy nghĩ về việc sử dụng chúng làm thức ăn hay dụng cụ tâm linh đúng không? Nếu bạn có tư tưởng này thì có thể bạn đã mắc một sai lầm rất lớn. Nếu thịt rùa bạn sử dụng làm thức ăn đại bổ thì bạn sẽ phải “bỗ ngữa” đấy. Chưa có chứng minh nào cho thấy thịt rùa bổ hơn thịt heo nhưng lại có chứng minh cho thấy ăn thịt rùa có thể gây một số bệnh nguy hiểm.
Còn về sử dụng chúng làm dụng cụ tâm linh bạn nghĩ ai sẽ chứng cho bạn khi bạn giết một loài vật để làm thứ linh thiêng này có chăng những ông thầy bói đang lợi dụng sự cả tin của các bạn để trục lợi mà thôi.
Tóm lại Wanee muốn đưa bảo tồn vào du lịch để thực hiện niềm vui của Wanee là đưa thiên nhiên hoang dã lại gần với mọi người thay vì chúng ta khai thác chúng và bị bắt tại sao chúng ta không cùng nhau bắt tay hỗ trợ làm việc với nhau để bảo vệ loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng để chúng ta có thể ngắm nhìn chúng thoả thích vào mỗi lần du lịch.
Nếu bạn bảo vệ tốt loài này khi thực hiện các chuyến du lịch bạn có thể sẽ là người hướng dẫn cho cả những chuyên gia lẫn những người chưa biết gì xem về loài này và có cơ hội nhận được chi phí thậm chí rất nhiều cho công việc này mà nhà nước sẽ không có lý do gì để ngăn cản các bạn
Chúng ta cũng có thể tự hào nói với thế giới rằng đất nước có những loài sinh vật tuyệt đẹp đang cần bảo tồn và Việt Nam là một trong những quốc gia đã thành công trong việc đó.
Nếu bạn muốn bảo tồn tốt các loài sinh vật xin hãy đừng sử dụng hay mua bán các loài này hãy góp phần cùng Wanee bảo vệ các loài động vật hoang dã để chúng không phải rơi vào con đường tuyệt chủng!
Còn nếu bạn đang muốn có một chuyến xem động vật hoang dã hay đóng góp vào hoạt động nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên hãy liên lạc với Wanee. Wanee có rất nhiều chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau giúp bạn có thể có một trải nghiệm thiên nhiên hoang dã một cách tuyệt vời nhất.
Liên hệ với chúng tôi tại đây!!
Xem các video của Wanee tại trang youtube!
Nguồn tham khảo: Luan Thanh Nguyen, Vu Dang Hoang Nguyen, Sang Ngoc Nguyen. 2018. The southernmost distribution of the Eastern Black-bridged Leaf Turtle, Cyclemys pulchristriata Fritz, Gaulke & Lehr, 1997 (Reptilia, Testudines, Geoemydidae), in Ba Ria–Vung Tau Province, Vietnam
Tác giả: Hoang Quy Wanee
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5