Giới thiệu
Thương hiệu là một trong những vấn đề hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều doanh nghiệp ứng dụng xây dựng và phát triển trên thị trường trong nước và thế giới nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.
Đối với ngành du lịch Việt Nam, những vấn đề này vẫn còn mới mẻ cả trong nghiên cứu lý luận và triển khai trong thực tiễn, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết giá trị thương hiệu để tạo sự khác biệt và lôi cuốn du khách, trong bài viết này WANEE tổng hợp các bước để có thể phát triển thương hiệu quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu quan điểm về thương hiệu trong kinh tế thị trường hiện đại hiện nay như thế nào?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu, tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau.
Brand –Thương hiệu, theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), là dấu hiệu (vô hình hoặc hữu hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Một định nghĩa đơn giản nhất đó là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người nghĩ về công ty, nghĩ về sản phẩm.
Đối với các nhà kinh doanh, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ của sản phẩm.
Đó là đối với những nhà sản xuất hàng hoá, còn đối với các nhà kinh doanh dịch vụ, đó là khái niệm trong người tiêu dùng về dịch vụ được tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến nhằm khẳng định chất lượng phục vụ. Ví dụ: các tập đoàn khách sạn Hilton, Sheraton, Continential, Shangri la, Madarin, Nikko và Saigontourist .v.v.
Thương hiệu có thể được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất, vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ và nó tác động đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh. Thực chất đây chính là danh tiếng và uy tín của các cơ sở cung ứng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Còn rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ thương hiệu, nhưng về thực chất mỗi một thương hiệu là một sự ghi nhớ của khách hàng, một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận thức và đem đến cho họ những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đặc biệt.
Thương hiệu được cấu thành bởi:
Yếu tố đọc được là những yếu tố tác động vào thính giác của con người như nghe tên Bãi biển Cửa Lò, tên khách sạn, tên sản phẩm hoặc dịch vụ (thuyết minh viên), câu khẩu hiệu (slogan), đoạn nhạc và các yếu tố phát âm khác.
Yếu tố không đọc được là những yếu tố chỉ có thể cảm nhận bằng hình vẽ, biểu tượng (biểu tượng của du lịch Việt Nam hay của bãi biển Cửa Lò), màu sắc hay kiểu dáng thiết kế bao bì và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu chính là sự quay trở lại với doanh nghiệp và với sản phẩm kể cả những lúc khó khăn nhất.

Các bước xây dựng thương hiệu của điểm đến du lịch và thương hiệu của các doanh nghiệp du lịch
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tính hữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp và điểm du lịch có tính hấp dẫn, có sức thu hút, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và sự ghi nhớ sâu sắc trong tâm trí của khách hàng. Thương hiệu được xây dựng theo 5 bước cơ bản sau:
Bước 1. Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
Đây là một bước quan trọng nhất vì nếu xây dựng sai nền móng sẽ khó sửa chữa hoặc điều chỉnh trong giai đoạn sau. Các yếu tố cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:
+ Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attribues): Đó là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu này khác biệt với thương hiệu khác.
+ Các lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): Đó là những lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của đem lại cho người tiêu dùng. Ví dụ, hiện nay thương hiệu của một số các khách sạn, khu du lịch sử dụng màu xanh tự nhiên đem lại cho người tiêu dùng một cảm giác mát mẻ, không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành, môi trường xanh-sạch-đẹp. Đó là những lợi ích cảm tính và cảm giác của người tiêu dùng khi nhìn nhận thương hiệu.
+ Niềm tin thương hiệu (Brand Beliefs): Thương hiệu phải chứng tỏ được một niềm tin sẽ mang lại lợi ích thực sự cho người tiêu dùng. Ví dụ: du lịch Malaysia xây dựng thương hiệu điểm đến là ”Malaysia thực sự là châu Á”, đã tạo cho khách du lịch tiềm năng niềm tin là đến Malaysia sẽ tìm được những nét đặc trưng của châu Á.
+ Tính cách của thương hiệu (Brand personlization): Ta tưởng tượng thương hiệu này như một con người có những tính cách riêng biệt. Mạnh mẽ hay hiền dịu, chân thật hay giả dối, khoe khoang hay giản dị v.v. Điều này tạo nên những cảm nhận của người tiêu dùng khi họ nhìn thấy thương hiệu.
+ Tính chất thương hiệu (Brand Essence): Tóm tắt các yếu tố tạo nên sự khác biệt và tính đặc trưng của nó và thường được thông qua việc sử dụng các câu slogan của thương hiệu.
Ví dụ: ”Bắt đầu từ năm 2005, Tổng cục Du lịch Việt Nam mới cho ra đời khẩu hiệu ”Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn”, nhưng chưa phải là thông điệp rõ ràng, chưa truyền được tính chất của Việt Nam. Trong khi Việt Nam còn tiềm ẩn thì nhiều nước đã lộ diện như Singapore với “Độc đáo Singapore”, Ấn Độ với ”Ấn Độ trỗi dậy”.
Hơn nữa khẩu hiệu phải có giá trị sử dụng với độ dài khoảng ba năm. Phải làm sao cho du khách bị hút bởi khẩu hiệu thể hiện sức rõ sức năng động, trẻ trung của Việt Nam”.
Bước 2. Định vị thương hiệu
Là một thông điệp cốt lõi sẽ truyền tải trong mỗi một phương tiện truyền thông. Một bản tuyên bố rõ ràng mong muốn của doanh nghiệp đạt được trong tâm trí của khách hàng. Để đạt được mục tiêu này định vị thương hiệu phải trả lời được 7 câu hỏi cơ bản sau:
· Bạn là ai?
· Công việc kinh doanh của bạn là gì?
· Cho ai? (Ai là người bạn đáp ứng)
· Điều gì cần thiết trong thị trường mà bạn đáp ứng?
· Bạn cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh của mình như thế nào?
· Sự khác biệt của bạn nằm ở đâu?
· Đâu là lợi ích độc đáo trong sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
Vấn đề định cho hoạt động du lịch rất quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia, địa phương (điểm đến du lịch) mà cả ở tầm các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ du lịch.
Ví dụ: Đối với một khách sạn, người ta cần định vị thị trường khách là đối tượng nào? Nhu cầu, sở thích, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng là gì thì mới định vị được thương hiệu của khách sạn.
Điều này hoàn toàn đúng với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Bước 3. Xây dựng chiến lược thương hiệu
Sau khi đã định vị được thương hiệu, cần phải xây dựng chiến lược trong một thời gian dài (khoảng 3 năm) bao gồm:
· Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
· Ngân sách giành cho việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến hàng năm
· Kế hoạch tung sản phẩm mới cho từng năm
Bước 4. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến
Sau khi chiến lược được phê duyệt, cần phải xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến cho từng năm.
Kế hoạch ngân sách của hàng năm cần chi tiết hoá cho từng tháng gồm mỗi tháng ngân sách là bao nhiêu? Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến bằng những thông điệp nào và trên các phương tiện truyền thông cũng như các phương tiện quảng cáo, xúc tiến nào?
Buớc 5. Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến.
Sau mỗi giai đoạn tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến cần có sự đo lường hiệu quả của mỗi giai đoạn để có sự hiệu chỉnh kịp thời sao cho hiệu quả hơn. Những thông tin có bản cần phải được thu thập bao gồm:
· Có bao nhiêu % người biết đến thương hiệu?
· Họ nhớ những yếu tố nào?
· Họ có những đánh giá, nhận xét gì?
· Có bao nhiêu % người dùng thử?
· Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử?
· Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu này?
Để có những thông tin cơ bản này cần phải tiến hành điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng phiếu điều tra.
Dịch vụ tư vấn phát triển thương hiệu điểm đến, quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch một cách hiệu quả nhất của WANEE
Với nhiều năm làm tư vấn phát triển thương hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ du lịch, WANEE hiểu được những khó khăn của Chủ doanh nghiệp du lịch gặp phải, vì vậy chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói giúp bạn có thể phát triển bền vững và hiệu quả nhất, với các dịch vụ:
Gói 1
Tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu
- Định vị thương hiệu, xây dựng giá trị cốt lõi.
- Xác định sứ mệnh và tầm nhìn cho thương hiệu doanh nghiệp
- Lựa chọn và xác lập cấu trúc thương hiệu sản phẩm, dịch vụ – Xây dựng chiến lược cho từng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ
Gói 2
Tư vấn chiến lược truyền thông
- Giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu.
- Tăng độ nhận biết thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm của khách hàng. Từ đó khách hàng tạo được lòng tin để dùng thử sản phẩm và cuối cùng dẫn đến quyết định mua sắm, trung thành với thương hiệu và sản phẩm của công ty.
- Xây dựng chiến lược nội dung
- Xây dựng chiến lược quảng bá
Gói 3
Tư vấn chiến lược truyền thông, marketing tích hợp (IMC)
- Truyền thông marketing tích hợp giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu và chinh phục khách hàng mục tiêu hiệu quả.
- Định hướng quảng cáo
- Xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp – Xây dựng chiến lược khuyến mại
- Xây dựng chiến lược quan hệ công chúng
- Định hướng tài trợ
- Xây dựng chiến lược bán hàng cá nhân
WANEE sẽ thay bạn lên các chiến lược và kế hoạch triển khai để thương hiệu để tiếp cận được khách hàng tiềm năng, từ đó xây dựng lòng tin và trở thành khách hàng thân thuộc của bạn. HÃY LIÊN HỆ VỚI WANEE TEAM để được tư vấn 24/7. https://wanee.vn/blogs/
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5