Cách quốc lộ 1A không xa, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú toát lên vẻ đẹp hoang sơ mà huyền bí. Bên trong đó là vô số gỗ quý, hệ động thực vật quý hiếm ở Việt Nam cũng như thế giới. Theo chân những cán bộ Trạm bảo vệ rừng thiên nhiên Tà Cú, chúng tôi mới thấy được vẻ đẹp của nơi đây.

Tổng quan

Lịch sử hình thành

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Cú (Tà Kou) chính thức được thành lập theo Quyết định số 791/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26/10/1996. Ngày 15/11/1996, Bộ NN&PTNT có văn bản số 3911/NN-KH-CV về việc thẩm định dự án Khu BTTN vùng núi Tà Cú (Tà Kou).

Tổng diện tích Khu BTTN Tà Cú là 11.886 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 3.521 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 7.715 ha và khu hành chính dịch vụ là 630 ha. Ban quản lý có 18 cán bộ và 05 trạm bảo vệ rừng, thuộc sự quản lý của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận.

Tà Kou có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam, đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT với diện tích 11.886 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Tà Cú
Nguồn: Sưu tầm

Địa hình thủy văn

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tà Cú thuộc địa giới hành chính của huyện Hàm Thuận ở vùng ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Ranh giới phía nam của khu bảo tồn giới hạn bởi đường bờ biển dài khoảng 20 km. Phần lớn khu bảo tồn thiên nhiên có địa hình trên đai độ cao từ 50-100 m so với mặt biển.

Đặc trưng địa hình đáng chú ý nhất là núi Tà Cú ở về phía tây bắc của khu bảo tồn nâng cao đột ngột so với các vùng xung quanh với độ cao 694 m. Về phía tây, ranh giới khu bảo tồn được xác định bởi sông Phan, và về phía bắc ranh giới theo suối Tre. Hai hệ thủy này đều đổ ra biển Đông ở phía bên kia của khu bảo tồn.

Đa dạng sinh học

Ghi nhận được 751 loài thực vật và 178 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú được các nhà nghiên cứu ghi nhận có 3 kiểu rừng khác nhau phân bố theo độ cao. Kiểu rừng cây lá rộng trên núi thấp phân bố ở độ cao trên 500m so với mặt nước biển; kiểu rừng nhiệt đới cây lá rộng nửa rụng lá trên núi thấp phân bố từ độ cao trên 300m đến 500m và kiểu rừng nhiệt đới cây lá rộng rụng lá mùa khô trên địa hình thấp và núi thấp phân bố từ chân núi lên đến độ cao khoảng 300m.

Cùng với hệ sinh thái rừng đa dạng là hệ động vật khá phong phú, đa dạng, có một số loại nằm trong sách đỏ Việt Nam. Các nhà khoa học đã ghi nhận được 5 loài linh trưởng như: Cu li nhỏ, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ và voọc bạc, chà vá chân đen…

Bạn có thể đọc thêm: 24 loài linh trưởng tại Việt Nam

Tà Cú
Nguồn: Sưu tầm

Khu hệ động vật ở rừng Tà Cú được chia làm 3 vùng: Vùng núi Tà Cú, Tà Đặng có địa hình là núi cao, dốc, là rừng kín, nhiều hoa quả. Khu vực này tập trung nhiều loài thú như: khỉ đuôi lợn, voọc xám, cầy, chồn, sóc, chim, công… Vùng đồi thấp, rừng thưa có các loại thú ăn cỏ như hoẵng, cheo, thỏ, gà rừng. Vùng bưng, đầm lầy tập trung nhiều loài cá nước ngọt, các loài bò sát như: rắn, rùa vàng, ba ba…

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (Tàkou) - Takou Nature Reserve
Nguồn: Wanee Vietnam

Ngoài các giá trị về mặt tự nhiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú được đánh giá là nơi có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Nơi đây nổi tiếng với suối nước nóng Bưng Thị, khu du lịch núi Tà Cú…

Hoạt động trải nghiệm khu BTTN Tà Cú

Xem chim

Ngày nay, hoạt động xem chim dần trở thành một hoạt động thú vị, không còn xa lạ và thu hút ngày càng nhiều du khách tham gia, trải nghiệm. Độc đáo của hoạt động này là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài chim từ bộ lông của chúng. Ngoài ra, bạn có thể thấy được cách chúng bay, cách chúng kiếm ăn.

Tại khu BTTN Tà Cú, bạn có thể xem chim bằng hai cách đó là bạn có thể đứng trên trạm xem chim và dùng ống nhòm nhìn các loài chim xung quanh. Cách thứ hai đó là bạn sẽ đi bộ trên các đường mòn, vừa đi vừa nhìn xung quanh để tìm kiếm các loài chim.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (Tàkou) - Takou Nature Reserve
Nguồn: Wanee Vietnam

Bạn có thể quan sát chim bằng mắt thường hoặc bằng các thiết bị hiện đại như ống nhòm hay ống telescope để có thể nhìn thấy chúng một cách rõ hơn mà không cần phải di chuyển đến quá gần. Chim là loài rất nhạy cảm với con người, nên chúng ta rất khó khăn trong việc tiếp cận để quan sát kỹ được chúng. Chính vì thế, nếu có những thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn trải nghiệm được trọn vẹn hoạt động này.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị cho mình máy ảnh để có thể lưu lại những bức ảnh về các loài chim này nhé.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (Tàkou) - Takou Nature Reserve
Nguồn: Wanee Vietnam

Soi thú đêm

Nối tiếp hoạt động xem chim là hoạt động soi thú đêm sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng với sự kì diệu của thiên nhiên về đêm. Vào ban đêm, những loài kiếm ăn vào ban đêm như rắn, thằn lằn, những con chim cú và một số loài động vật khác sẽ xuất hiện và bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng.

Tà Cú
Nguồn: Wanee Vietnam

Mỗi loài sẽ có một nét đẹp riêng, nếu bạn chịu khó để ý và tìm hiểu chúng. Nghe đến rắn chắc hẳn các bạn sẽ thấy sợ nhưng các bạn hãy yên tâm, Wanee sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi soi thú đêm để bạn có những trải nghiệm tuyệt vời và an toàn.

Tổng kết

Đó là những thông tin về khu BTTN Tà Cú mà WANEE xin gửi đến bạn. Hy vọng chúng sẽ hữu ích cho bạn để bạn có sự chuẩn bị cần thiết cho chuyến đi khám phá thiên của mình. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop