Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản Thế Giới thứ 5 của Việt Nam với tiêu chí (VIII) địa chất, địa mạo (2003) và tiêu chí (IX) hệ sinh thái và (X) đa dạng sinh học (2015).
Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa (nay là thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch).
Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha xuất phát từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán để đặt tên cho động Phong Nha. Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).

Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Với diện tích vùng lỗi là 85.754 ha, tọa lạc ở phía tây huyện Bố Trạch, gần biên giới Việt – Lào. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trên khối núi đá vôi liên tục bao gồm khu bảo tồn Quốc gia Hin Namno của Lào.
Khối núi đá vôi này nằm trên vùng chuyển tiếp giữa dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam tạo điều kiện cho sự đa dạng hệ động, thực vật nơi đây.
Địa hình của vườn quốc gia đặt trưng bởi kiểu địa hình núi đá vôi với các đỉnh nổi lên có vách đá dóc đứng cao khoảng 400 m.
Xen kẽ những đỉnh này có các thung lũng hẹp và một số vùng đá lửa. Đặc biệt khu hệ đá vôi ở đây có tuổi địa chất trên 400 triệu năm được hình thành từ kỷ Devon và trải qua 4 chu kỳ kiến tạo: Devon, Devon muộn – Carbon sớm, Carbon – Permi và Mesozoi.
Quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên trên 300 hang động được chia thành 3 hệ thống hang động: hệ thống Phong Nha, hệ thống Vòm và hệ thống Chày có giá trị thế giới vì giữ gìn nguyên vẹn các giá trị về địa chất – địa mạo được hình thành từ kết quả kiến tạo lớp vỏ trái đất lâu dài. Do có sự đa dạng hang động mà không ngoa khi gọi Phong Nha – Kẻ Bàng là một vương quốc hang động.

Hệ thực vật:
Thực vật ở đây đa dạng với 2.952 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành, trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 loài có tên trong các phụ lục CITES, 03 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.

Hệ động vật:
Vườn quốc gia Bạch Mã có hệ động vật vô cùng đa dạng gồm có: 154 loài thú, 303 loài chim, 100 loài bò sát, 51 loài lưỡng cư, 215 loài cá và 571 loài thuộc nhóm chân khớp, giun dẹp, thân mềm. Đặc biệt, đây là nơi cư trú của 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài linh trưởng Việt Nam, trong đó có 3 loài linh trưởng thuộc nguy cấp toàn cầu là Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), vượn Đen má trắng (Nomascus leucogenys siki) và Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis).


Cách đến Phong Nha – Kẻ Bàng:
- Máy bay: du khách có thể đi bằng máy bay ở các hãng như: Vietnam Airline, Vietjet Air,…để đi đến Đồng Hới.
- Đường sắt: du khách có thể đi bằng các chuyến tàu để đi đến ga Đồng Hới.
Khi đến Đồng Hới: du khách có thể lựa chọn:
- Taxi.
- Xe buýt: có 1 tuyến B4 từ trung tâm thành phố Đồng Hới đến Phong Nha. Từ Đồng Hới, có thể bắt xe trên đường Trương Pháp, cầu Nhật Lệ.
- Xe máy: nếu không ngại đường xa thì có thể thuê xe máy để đi từ Đồng Hới đến Phong Nha (khoảng 45km).
Những địa điểm tham quan và trải nghiệm ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng:
- Khám phá Hang Tối: nhớ chuẩn bị đèn, dụng cụ đầy đủ trước khi đi nhé

- Trải nghiệm khu rừng nguyên sinh Phong Nha – Kẻ Bàng: đừng quên chuẩn bị giày leo núi nhé

- Thư giãn ở suối Moọc

- Khám phá hang Tú Làn

- Qua đêm ở hang Én

- Động Phong Nha

- Động Thiên Đường

Nguồn “Tổng hợp” by “Thịnh Trần”
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5