Vườn quốc gia Bạch Mã được biết đến là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch không chỉ vì hệ sinh thái đa dạng phong phú cùng vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng. Nằm ở phía Nam Thừa Thiên – Huế và giáp với ranh giới thành phố Đà Nẵng: Bạch Mã cách thành phố Huế chừng 40 km; cách thủ đô Hà Nội khoảng 68 km và cách Đà Nẵng khoảng 65 km.

Vườn quốc gia Bạch Mã
Cổng vườn quốc gia Bạch Mã. Nguồn: khamphadisan.com.vn

Giới thiệu:

Tiền thân ngày xưa vào năm 1925, Bộ thuộc địa Pháp đã thành lập vườn quốc gia rộng đến 50.000 ha để bảo vệ gà lôi lam màu trắng (Lophura edwardsi).

Trãi qua các thời kì kháng chiến chống giặc, Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập chính thức vào năm 1991 và mở rộng đến nay với tổng diện tích là  37.423,10 ha nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đặc biệt là những sinh vật quí hiếm nơi đây.

Vườn quốc gia Bạch Mã là khu vực nằm 1 phần của dãy Trường Sơn Bắc. Địa hình có nhiều dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây sang Đông và thấp dần khi ra đến biển Đông.

Hai hướng ranh giới Bắc-Nam đều là những ngọn núi cao đã tạo cho Vườn quốc gia Bạch Mã điểm đặc thù là độ cao liên tục từ bờ biển Đông đến tận biên giới Việt Lào.

Ngoài ra, địa hình còn có sự ngăn cách của dãy núi Bạch Mã – Hải Vân giữa hai miền Bắc và Nam. Điều đã tạo nên hai vùng khí hậu khác biệt giữa Bắc và Nam đèo Hải Vân, kéo theo sự khác biệt về phân bố động, thực vật.

Trong Bạch Mã có 2 loại rừng chính gồm: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp (<900 m) và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở địa hình cao (>900 m).

Nhiệt độ trung bình ở Bạch Mã giảm từ Đông sang Tây và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm (cứ cao lên 100 m thì nhiệt độ giảm 0.5 – 0.6oC).

Nhiệt độ ở khu vực đồi dưới 100 m trung bình khoảng 24 – 25oC; khu vực núi dưới 750 m trung bình khoảng 20 – 22oC và vùng núi trên 750 m nhiệt độ trung bình dưới 20oC.

Nhiệt độ ở khu nghỉ mát Bạch Mã không xuống dưới 4oC vào mùa Đông và không cao quá 25oC vào mùa Hè.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng giêng và mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7. Độ ẩm ở đỉnh núi Bạch Mã thường rất lớn nên làm tăng thêm cảm giác mát lạnh cho du khách cũng đồng thời là khoảng thời gian du khách cần sử dụng nhiều dụng cụ dã ngoại cho bản thân nhất.

Vào mùa mưa còn xuất hiện tượng mây mù do tầng thấp xảy ra thường xuyên bao trùm lấy khối núi trong xa tựa như “ngựa trắng” nên mới có tên là “Bạch Mã” đầy thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ như thế mà Bạch Mã được ví như là một Sapa, một Đà Lạt ở miền Trung.

Hệ thực vật:

Đến nay, tổng số nấm và thực vật được ghi nhận ở Bạch Mã là 2.421 loài, trong đó có 4 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007, 20 loài có tên trong Danh lục IUCN năm 2016 và 204 loài đặc hữu.

Hệ động vật:

Bạch Mã đã ghi nhận tổng số 1.728 loài động vật gồm có: 133 loài thú, 363 loài chim, 60 loài ếch nhái, 73 loài bò sát, 58 loài cá, 1.036 loài côn trùng, 3 loài lớp hình nhện và 1 loài chân bụng.

Các loài thú quí hiếm còn tồn tại như: Hổ Đông Dương, Báo hoa mai, Cheo cheo Nam Dương, Mang Trường Sơn,…. Đặc biệt đây là nơi cư trú của loài gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) quí hiếm (lí do ban đầu của người Pháp thành lập vườn quốc gia để bảo vệ loài gà tuyệt đẹp này).

Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi). Nguồn: giaoducthoidai.vn

Cách đến Bạch Mã:

Cách di chuyển từ Huế ra vườn quốc gia Bạch Mã:

Xe máy/ô tô: Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, chạy thẳng ra QL1A theo hướng đi Đà Nẵng, đi đến huyện Phú Lộc, khi thấy biển chỉ đường đi vườn quốc gia Bạch Mã Huế, tiếp tục đi theo hướng dẫn là đến nơi.

Đi taxi.

Di chuyển từ Đà Nẵng đến vườn quốc gia Bạch Mã:

  • Xe máy/ ô tô: Xuất phát từ thành phố Đà Nẵng, chạy theo tuyến đường quốc lộ 1A về phía Bắc, qua đèo Hải Vân, đến chợ Cầu Hai thì rẽ trái vào đường Trần Đình Túc là đến cổng vườn quốc gia Bạch Mã.

Những địa điểm tham quan và trãi nghiệm:

  • Rừng Bạch Mã
Rừng Bạch Mã
Rừng Bạch Mã. Nguồn: khamphahue.com.vn
  • Ngũ Hồ
Ngũ Hồ ở Bạch Mã
Ngũ Hồ ở Bạch Mã. Nguồn: bazantravel.com
  • Thác Đỗ Quyên
Thác Đỗ Quyên
Thác Đỗ Quyên. Nguồn: vnexpress.net
  • Hảo Vọng Đài
Hảo Vọng Đài
Hảo Vọng Đài. Nguồn: vnexpress.net
  • Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm. Nguồn: coffeetravel.com.vn

Nguồn “Tổng hợp” by “Thịnh Trần”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop