Kỹ năng sinh tồn là những kỹ năng mà chúng ta sử dụng để duy trì sự sống trong bất kỳ môi trường, hoàn cảnh như thế nào. Những kỹ năng này thường chủ yếu tập trung về các nhu yếu phẩm cơ bản cần thiết cho con người như nước, thức ăn, nơi trú ẩn và một số kỹ năng phòng thủ khác.
Kỹ năng sinh tồn giúp con người chúng ta ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống phát sinh bất ngờ trong cuộc sống dù ở hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt như trong rừng hay ngoài đảo hoang.
Đối với trẻ em, việc trang bị kỹ năng sinh tồn vô cùng quan trọng, nghe có vẻ hơi xa rời thực tế. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ rằng, trẻ nhỏ chưa đủ kiến thức và kỹ năng sống để đối diện được với những tình huống bất ngờ, dù là nhỏ nhất. Một số tình huống có thể xảy ra: ngã xuống nước, đi lạc, ra hiệu cầu cứu… Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ không thể bỏ qua.
Kỹ năng sinh tồn giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân để tìm ra giải pháp xử lý tình huống thông minh nhất có thể. Hãy cùng Wanee Vietnam tìm hiểu về 7 kỹ năng sinh tồn trang bị cho trẻ nhé.
Tìm hiểu thêm về chương trình Nature boost [Summer 2023] cho trẻ từ 6 – 12 tuổi của WANEE
Kỹ năng sinh tồn khi bị đuối nước
Nguyên nhân dẫn đến đuối nước chủ yếu là do tâm lý của trẻ, thường sẽ mất bình tĩnh khi rơi xuống nước dẫn đến vùng vẫy. Điều này sẽ làm cho trẻ ngày càng mất sức và dẫn đến trường hợp vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, nên trang bị cho trẻ kỹ năng cơ bản để tự nổi đó là khả năng đứng nước (đá chân liên tục giúp cơ thể nổi lên), khả năng lấy hơi, nín thở, giữ hơi để cơ thể nổi lên như một cái phao. Kết hợp với tay để có thể cản được nước cũng như bơi gần nhất vào bờ nếu có thể.

Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tham gia các lớp học bơi để có những kỹ năng cần thiết, cũng như làm quen được với môi trường nước và có được sự bình tĩnh, tự tin xử lý tình huống khi vô tình rơi xuống nước.
Kỹ năng sinh tồn đốt lửa và dập lửa
Tùy vào hoàn cảnh, môi trường khác nhau, việc giữ ấm cơ thể vô cùng quan trọng. Chính vì thế, việc có một đốm lửa để giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh hay soi sáng đường đi vào ban đêm là rất cần thiết. Trang bị những kiến thức về lửa như sự nguy hiểm của lửa, không nên chơi đùa với lửa và những kỹ năng tạo lửa từ que diêm, bật lửa, thu gom những vật liệu dễ cháy để nhóm lửa. Cuối cùng là kỹ năng về dập lửa như khi nào dùng nước dập lửa, cách nhận biết được lửa thật sự dập tắt hay chưa,…

Kỹ năng sơ cứu vết thương
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, với sự hiếu động của trẻ thì việc có những vết thương do té ngã hay va quẹt là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, khi không có ba mẹ hay người thân bên cạnh thì việc trang bị cho kỹ năng sơ cứu vết thương vô cùng cần thiết, chẳng hạn như cầm máu, băng bó vết thương, luôn trang bị theo dụng cụ sơ cứu bên mình.
Kỹ năng giữ bình tĩnh, lạc quan
Giữ bình tĩnh và lạc quan trong nhiều tình huống có thể giúp bé suy nghĩ ra được nhiều cách giải quyết hơn. Một cách an toàn nhất đó là tập hít thở sâu để nhịp tim ổn định, tam trạng tốt hơn. Bài tập cho việc này chính là thổi bong bóng để giúp trẻ lấy hơi sâu và thở ra nhịp nhàng.
Kỹ năng kêu cứu và tìm trợ giúp
Luôn đeo còi quanh cổ trẻ khi đi vào rừng, cắm trại… Đây là một trong những cách tốt nhất để trẻ ra hiệu để được giúp đỡ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải dạy con bạn rằng đây không phải là một món đồ chơi và chúng không nên sử dụng nó mà không có lý do chính đáng.
La hét để được giúp đỡ sẽ khiến họ kiệt sức nhanh hơn, nhưng một tiếng còi thì không. Dạy con thổi 3 lần, chờ một chút rồi lại thổi 3 lần nữa. Con nên lặp lại cho đến khi được mọi người tìm thấy.

Kỹ năng xem bản đồ
Khi trẻ đã biết nhận diện màu sắc, chữ cái… bố mẹ có thể dạy trẻ cách xem bản đồ tại khu vực mình sống, cách nhận diện phương hướng hoặc xác định những chủ thể quen thuộc để tìm được đường về nhà nếu không may đi lạc.
Kỹ năng sinh tồn này rất cần thiết khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời mà vô tình đi lạc. Lúc này, bé lập tức nhận thức được và lấy bản đồ xem để có thể xác định được chỗ mình đang đứng hay đã đi qua hay xác định được hướng đi chính xác để có thể tìm được hướng đi của mọi người.

Kỹ năng giữ an toàn với động vật hoang dã
Tình huống gặp động vật hoang dã rất hiếm xuất hiện, nhưng việc trang bị cho trẻ kỹ năng này cũng là điều rất cần thiết. Đối với mỗi loài động vật thì sẽ có cách xử lý khác nhau khi gặp chúng.
- Đối với rắn
Cho trẻ biết về tính nguy hiểm của rắn, không nên đến gần, trêu chọc hoặc xua đuổi nó vì điều này sẽ càng kích thích làm chúng giận dữ có thể dẫn đến những trường hợp nguy hiểm.
- Đối với Nai, hươu
Phần lớn hươu rừng đều không tiếp xúc với con người. Tuy nhiên, khi bị đe dọa và trong mùa động dục, hươu rừng có thể sẽ tấn công bạn. Trong trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và từ từ lùi lại. Nếu nó có dấu hiệu lao tới tấn công bạn, hãy đặt một chướng ngại vật giữa bạn và hươu rồi bỏ chạy hoặc leo lên cây.
- Đối với lợn rừng
Lợn rừng rất hung dữ, khi thấy lợn rừng từ xa nên tránh xa khu vực đó ngay lập tức. Khi lợn rừng khá gần với mình, đừng vội quay lưng bỏ chạy vì chúng sẽ lập tức đuổi theo. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và từ từ lùi về phía sau và lập tức leo lên cây, đợi đến khi lợn rừng rời đi.
Tổng kết
Đó là 7 kỹ năng sinh tồn cần thiết trang bị cho trẻ mà Wanee Vietnam xin gửi đến bạn. Việc trang bị kỹ năng sinh tồn này vô cũng cần thiết để có thể đảm bảo an toàn trong những chuyến đi, trải nghiệm của trẻ khi không có gia đình hoặc người thân bên cạnh.
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
26 loài Rùa cạn và rùa nước ngọt tại Việt Nam – Khám phá và bảo tồn
Th9
Hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp tại Côn Đảo: Một thiên đường biển đầy sắc màu
Th9
Rùa biển tại Côn Đảo – 4 kỳ quan sinh vật và những nỗ lực bảo tồn
Th9
Động vật đặc hữu tại Côn Đảo – Kho báu sinh thái không thể bỏ qua
Th9
Bò biển (Dugong dugon) – Vẻ đẹp và sự độc đáo tại Côn Đảo
Th9
Thảm cỏ biển – Kỳ quan dưới đáy biển Côn Đảo
Th8
Côn Đảo – Khi 14 hòn đảo hòa quyện thành một thiên đường độc đáo
Th8
Kết nối thiên nhiên – Kết nối chính mình
Th8