Rùa núi vàng Là loài động vật quý hiếm tại Việt Nam và trên thế giới phân bố từ Bắc đến Nam
Tổng quan về Rùa núi vàng.
Rùa núi vàng (danh pháp khoa học: Indotestudo elongata), thuộc Họ rùa (Testudinidae). Là loài động vật quý hiếm tại Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt Nam, chúng phân bố từ Bắc đến Nam: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kom Tum, Gia Lai, Đak Lak, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đặc điểm hình thái và sinh thái
Có mai thuôn dài, có màu vàng và thường có các đốm đen ở mỗi tấm mai. Một vài cá thể có mai hơi đen với viền màu nâu nhạt ở mỗi tấm mai. Đầu màu vàng thẫm. Yếm màu vàng với các đốm đen. Chân hình trụ và không có màng. Một con trưởng thành có thể dài 36cm và nặng khoảng 3,5kg. Kích thước con đực sẽ nhỏ hơn so với con cái.

Bên cạnh đó, cách phân biệt rùa đực và rùa cái cũng rất đơn giản. Đối với rùa đực khi lật ngửa rùa lên ta sẽ thấy mu của rùa sẽ lõm xuống. Còn đối với rùa cái, mu của chúng sẽ bình thường. Chính đặc điểm này, giúp rùa đực có thể leo lên lưng rùa cái để giao phối một cách dễ dàng.


Chúng thường sống ở các vùng đất thấp và chân đồi. Rùa Núi Vàng là loài ăn tạp nói chung và chế độ ăn uống của nó dường như thay đổi tùy theo môi trường sống và theo mùa.
Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại hoa quả, rau xanh, có thể là các loại nấm, giun đất và ốc sên.
Rùa Núi Vàng đã được báo cáo là xuất hiện ở nhiều kiểu rừng khác nhau, bao gồm rừng khộp thưa rụng lá, rừng thường xanh núi và đồi, rừng hôn hợp các loài thực vật bán thường xanh, tre, nứa, thông và rừng thứ sinh; cũng như đồng cỏ thảo nguyên và rừng cây chà là gai khô.
Rùa núi vàng có thể nhịn đói, nằm yên trong bụi rậm suốt mùa khô, đi kiếm ăn và sinh sản trong mùa mưa. Ngoài ra, rùa núi vàng có thể ngụy trang vào đám lá khô trong rừng nhờ mai có nhiều tấm vảy màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen giúp chung có thể lẫn trốn kẻ thù.
Bên cạnh đó, theo Swindells và Brown (1964) báo cáo rằng loài này có thể chịu được nhiệt độ lên đến 48 độ C. Theo Das (1985) và Eberling (2001), rùa núi vàng có thể tiết nước bọt trên đầu và chi trước để làm mát cơ thể khi gặp nhiệt độ cao.
Khi đến mùa sinh sản, mỗi lần chúng sẽ đẻ từ 5 – 10 trứng với đường kính trứng từ 4 – 5cm. Thời gian đẻ trứng thường rơi vào tháng 10 hoặc tháng 11. Trứng sẽ được rùa mẹ vùi trong đất và nở sau 130-190 ngày. Nhiệt độ ấp trứng sẽ quyết định giới tính của rùa con.
Mối đe dọa đến sự sống của Rùa núi vàng.
Rùa núi vàng được đánh giá ở sách đỏ thế giới (IUCN): CR (rất nguy cấp) và sách đỏ Việt Nam: EN (nguy cấp). Hiện nay, rùa núi vàng đang là một loài vật có nguy cơ tuyệt chủng và suy giảm số lượng cá thể trong tự nhiên. Mối đe dọa chính đến sự suy giảm số lượng cá thể là do:
- Khai thác săn bắt bừa bãi, làm thực phẩm và thuốc y học cổ truyền.
- Mua bán và tàng trữ rùa núi vàng trong nhà để làm thú nuôi.
- Mất môi trường sống cũng đe dọa đến sự sống còn của chúng. Môi trường sống của chúng đang bị khai thác thành đất nông nghiệp, làm nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi. Cháy rừng cũng là nguyên nhân đe dọa đến sự sống của chúng.
Rùa núi vàng được coi là loài rùa phổ biến nhất trong buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam (Hendrie 1998).
Làm thế nào để bảo tồn Rùa núi vàng
- Không nuôi nhốt rùa núi vàng làm cảnh, làm thuốc và không ăn thịt.
- Thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi thấy rùa bị buôn bán, nuôi nhốt trái phép.
- Không tiếp tay cho hành động phá rừng làm mất môi trường sống của chúng.
- Tuyên truyền đến mọi người, bạn bè và người thân về việc bảo vệ rùa núi vàng.
- Tham gia và ủng hộ những công tác bảo tồn rùa núi vàng tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia.
Tổng hợp Wanee.vn
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén Khám phá vẻ đẹp hoang sơ: 7 kỳ quan mê hoặc đang chờ đợi trong viên ngọc quý của Việt Nam
Th5
Hệ thống những khu vực được bảo vệ của Việt Nam: 5 hiểu biết chính về hệ thống Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Khu Dự trữ Sinh quyển
Th5
Khám phá 7 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới
Th5
Khám phá rừng lá kim đầy mê hoặc: 7 bí mật của rừng lá kim Việt Nam
Th5
Kiểu rừng núi đá vôi ở Việt Nam – 7 lý do đặc biệt để khám phá
Th5
Tận hưởng sự thanh bình trong rừng khộp nhiệt đới – 5 lý do để khám phá
Th5
Khám phá kiểu rừng ngập mặn – 5 lý do để thôi thúc sự tò mò
Th5
Khám phá 9 điều thú vị về kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Th5