Hệ sinh thái rừng khộp là hệ sinh thái độc đáo, hiếm có trên thế giới, hiện chủ yếu chỉ còn ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chiếm một phần rất lớn. Rừng Khộp Tây Nguyên rất phong phú về tài nguyên, đa dạng về sinh học và có giá trị lớn đối với kinh tế, xã hội, du lịch dã ngoại.

Hệ sinh thái rừng khộp
Rừng khộp Tây Nguyên. (Nguồn: thiennhien.net)

Phân bố của hệ sinh thái rừng khộp

Rừng Khộp tại Việt Nam phân bố tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Ngoài ra còn rải rác ở Di Linh (Lâm Đồng), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh. Rừng Khộp là không gian sống của rất nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Ê Đê, M’Nông, Lào và Gia Rai,…

Chúng đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân bản địa. Sinh kế chủ yếu của người dân là các loại cây lương thực từ rừng, thú rừng, gỗ củi, cây thuốc và các sản phẩm phi gỗ khác.

Hệ sinh thái rừng Khộp - Đặc sản Tây Nguyên.
Rừng khộp mùa thay lá. (Nguồn: nhandan.vn)

Fairuz Khalid (2013): Nghiên cứu về sự đa dạng của rừng Khộp vùng đất thấp và vùng đất ven sông ở Taman Negara Pahang và cũng nêu ra những lợi ích mà rừng nhiệt đới nơi đây mang lại đối với việc bảo vệ môi trường giảm phát thải nhà kính, cũng như vai trò cung cấp các sản phẩm của rừng đối với con người.

Kiểu rừng “tự bốc cháy”

Kiểu rừng này xuất hiện ở những vùng có khí hậu hai mùa mưa – khô rõ rệt. Vào mùa khô, rừng Khộp trơ trụi lá, tầng thảm mục dày rất dễ tự bốc cháy do nhiệt ô-xy hóa than bùn tích lũy lại trong tầng thảm mục (không kể người địa phương đốt để chờ mùa mưa cỏ non mọc, dẫn dụ thú hoang về để săn bắn).

Tuy nhiên, chính lửa lại là yếu tố tích cực tạo sức tái sinh mãnh liệt của rừng Khộp. Chỉ cần có một cơn mưa nhỏ là cả khu rừng lập tức xanh trở lại. Trong suốt mùa mưa, cây cối trong rừng Khộp phát triển mạnh. Rừng Khộp là nơi tập trung nhiều loài thú lớn như: hươu, nai, voi, hổ, khỉ, vượn …, trong đó có các loài thú quý hiếm một thời của thế giới như bò xám (Bos sauveli), bò rừng, tê giác (Rhinoceros), sơn dương.

Đa dạng hệ thực vật

Bên cạnh đó, rừng khộp còn được ghi nhận có những loài cây gỗ lớn có giá trị, lâm sản ngoài gỗ như dầu nhựa, tananh, dược liệu v.v…. Các loài cây rừng khộp có tính thích nghi cao với khô hạn và cháy rừng.

Ngoài những loài cây họ Dầu chiếm ưu thế còn có đại diện của một số loài khác như: cẩm xe (Xylia xylocarpa), lọng bàng (Dilleniahe terosepala) đẻn (Vitex pendencularia),mai xiêm (Ochrocarpus sp),mà ca (Buchanania arborescens) v.v…. Ở điều kiện lập địa tốt, có thể xuất hiện một số loài cây có giá trị như giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), cẩm lai (Dalbergia bariensis) v.v…

Hiện nay, do nhu cầu phát triển càng cao nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng tăng lên, dân số tăng làm tăng nhu cầu sử dụng đất đai làm rẫy (trồng cà phê, cao su), các công trình, chương trình phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa… dẫn đến suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng cả về số lượng lẫn chất lượng và làm tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó nạn cháy rừng, khai thác rừng trái phép cũng ảnh hưởng nghiêm trọng hệ sinh thái rừng Khộp đặc biệt vào mùa khô. Dẫn đến, mất nguồn dữ trữ nước vào mùa khô và rừng đầu nguồn chặn lũ cho các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.

Hệ sinh thái rừng Khộp - Đặc sản Tây Nguyên.
Khai thác rừng trái phép. (Nguồn: nhandan.vn)

Sinh kế rừng Khộp tại Việt Nam:

  • Khai thác tinh dầu.
  • Phát triển chăn nuôi gia súc.
  • Trồng cây tếch xen dưới tán rừng khộp.
  • Nuôi heo rừng lai với heo địa phương.

Nguồn tổng hợp: Sơn Bách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wanee_outdoor_shop