Cu li và Khỉ ở Việt Nam là hai trong số nhiều loài động vật có vú ở Việt Nam. Cu li là một loài động vật có vú nhỏ, hoạt động vào ban đêm với ngoại hình đặc trưng và có độc khi cắn. Trong khi đó, khỉ là một loài động vật có vú lớn hơn và hoạt động vào ban ngày, nổi tiếng với trí tuệ và hành vi xã hội của chúng. Cả hai loài này đều đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống, săn bắn và thương mại bất hợp pháp.
Cu li là một loài linh trưởng nhỏ có mặt tại Việt Nam. Chúng là loài đặc hữu của khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cu li có chiều dài trung bình khoảng 20-25cm và nặng khoảng 350-400g. Chúng có lông dày và mượt mà, với màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loài và vùng đất sống. Một đặc điểm nổi bật của loài này là chúng có đôi mắt lớn và cực kỳ đáng yêu.
Tuy nhiên, Cu li là một trong những loài động vật bị đe dọa nghiêm trọng tại Việt Nam và toàn thế giới. Chúng bị săn bắt để trở thành thú cưng hoặc để sử dụng trong y học truyền thống, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ngoài ra, mất môi trường sống do rừng bị phá hủy và khai thác gỗ cũng là một mối đe dọa lớn đối với chúng.
Ngoài ra, Việt Nam là một trong những nơi có đa dạng loài khỉ phong phú, với khoảng 7 loài được tìm thấy trong tự nhiên. Các loài khỉ ở Việt Nam được phân bố khắp các vùng miền đất nước, từ rừng núi phía Bắc cho đến các khu vực đầm lầy ven biển phía Nam.
Các loài khỉ ở Việt Nam có đặc điểm thích ứng với môi trường sống của chúng, có những loài sinh sống trên cây, và những loài khác sinh sống trên mặt đất. Các loài khỉ này thường sống thành đàn và thường có mối quan hệ xã hội phức tạp.
Nhiều loài khỉ ở Việt Nam đang gặp nguy hiểm vì mất môi trường sống do nạn phá rừng và săn bắn trái phép. Một số loài khỉ, như khỉ đầu chó và khỉ đuôi nắp chai, đang bị đe dọa tuyệt chủng do việc săn bắn và buôn bán trái phép để làm thực phẩm hoặc thứ dược phẩm.
Danh lục 7 loài Cu li và Khỉ ở Việt Nam và hiện trạng bảo tồn của chúng theo IUCN 2022
Vậy sau khi tìm hiểu về các loài trên và dựa trên sự cập nhật của IUCN mới nhất về 24 loài linh trưởng Việt Nam. Wanee xin được phép chỉnh sửa lại hiện trạng bảo tồn như sau:
STT | Tên loài | Hiện trạng | Đặc hữu Việt nam |
1 | Cu li lớn Nycticebus bengalensis | EN | ✘ |
2 | Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus | EN | ✘ |
3 | Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis | EN | ✘ |
4 | Khỉ đuôi lợn Macaca leonina | VU | ✘ |
5 | Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides | VU | ✘ |
6 | Khỉ mốc Macaca assamensis | NT | ✘ |
7 | Khỉ vàng Macaca mulatta | LC | ✘ |
Cu li lớn/Bengal Slow Loris (Nycticebus bengalensis)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Lorisidae |
Chi (genus) | Nycticebus |
Loài (species) | N. bengalensis |

Chúng xuất hiện khắp Đông Nam Á chỉ trừ miền Nam Việt Nam, loài này thường sống trong rừng. Chúng bị bắt nhiều làm thú nuôi và bán làm thuốc dân gian. Vết cắn của chúng có độc. Khi chúng liếm cánh tay, chất ở tuyến cánh tay này cộng với nước bọt của chúng tạo thành chất độc.
Trước đây loài này chỉ bị đe doạ ở mức VU tức loài dễ bị tổn thương nhưng về sau này đã xếp lên loài bị đe doạ EN.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Đây là loài sống ở trên cây và sống một mình. Chúng sống ở một số Khu Bảo tồn ở Việt Nam nhưng chúng dễ dàng lẩn trốn trừ khi tìm vào ban đêm.
Chúng xuất hiện hầu như tại các Vườn Quốc gia từ miền Trung Nam Bộ ra đến hết lãnh thổ phía Bắc nước ta.

Đặc điểm
Loại linh trưởng di chuyển chậm này có mắt to lồi, tai nhỏ và gần như bị lông rậm che khuất. Đuôi của chúng chỉ là một mẩu cụt. Đây là loài sống trên cây, kiếm ăn ban ngày. Phân tích phát sinh loài cho thấy Cu li lớn có liên quan chặt chẽ nhất với Cu li chậm Sunda. Tuy nhiên, một số cá thể trong cả hai loài có trình tự DNA ty thể mà giống với những loài khác, do lai thẩm nhập.
Nó là loài lớn nhất của chi Nycticebus, chiều dài 26 – 38 cm (10–15 in) từ đầu đến đuôi và nặng 1 – 2,1 kg (2,2 và 4,6 lb). Các độc tố nó tiết ra từ tuyến cánh tay của nó (một tuyến mùi hương trong cánh tay của nó) khác nhau về mặt hóa học từ đó loài Nycticebus khác và có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin về giới tính, tuổi tác, sức khỏe, và địa vị xã hội.
Các phương thuốc cổ truyền châu Á sử dụng loài này làm thuốc và chúng đã bị tận diệt cho mục đích thương mại. Các quốc gia như Anh hiện đã cấm mua bán loại này cũng như thuốc sản xuất từ chúng.
Tại Việt Nam, cu li lớn được xếp vào Danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Cu li nhỏ/Pygmy Slow Loris (Nycticebus pygmaeus)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Lorisidae |
Chi (genus) | Nycticebus |
Loài (species) | N. pygmaeus |

Sinh sống khắp Campuchia, Lào và Việt Nam – tại đây, địa bàn của chúng kéo dài từ miền Bắc đến miền Nam, chỉ trừ đồng bằng sông Cửu Long. Chúng xuất hiện ở tất cả các loại rừng và thích nghi được với môi trường sống bị suy thoái. Số lượng đang bị suy giảm nhiều mặc dù đang được bảo tồn khá nghiêm ngặt. Giống với “người anh em” của mình là Cu li lớn, Cu li nhỏ hiện tại đã được IUCN nâng mức độ bảo tồn từ VU lên EN tức loài đang bị đe dọa.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này được tìm thấy rất nhiều trên nước ta trong các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chúng được tìm thấy trong các khu rừng rộng, khô cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Đặc điểm
Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá cây non, trứng chim và chim non trong tổ… Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi… Là động vật ăn đêm, ban ngày chúng cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Chúng chủ yếu hoạt động kiếm ăn về đêm, ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy, chúng kiếm ăn từ độ cao 1 đến 12 m và có thể di chuyển nhanh chóng qua các thảm thực vật.
Chúng ăn trái cây, thằn lằn nhỏ, động vật không xương sống và đặc biệt là nhựa cây. Các con cái thường đẻ sinh đôi và mang theo con chúng trong 2 đến 3 tuần lễ đầu tiên.
Đặc điểm nhận dạng loài linh trưởng nhỏ đáng yêu này là lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc. Một con Nycticebus pygmaeus trưởng thành chỉ từ 19 – 23 cm, trọng lượng từ 377 gram đến 450 gram.
Cơ quan sinh sản của Cu li nhỏ phát triển đầy đủ nhất khi con cái đủ 16 tháng, con đực 18 tháng. Thời gian mang thai của chúng thường kéo dài từ 184 đến 200 ngày. Lúc còn nhỏ, Cu li nhỏ con sẽ bám vào bụng mẹ. Sau sáu tháng, chúng sẽ cai sữa.
Tại Việt Nam, Cu li nhỏ được xếp vào Danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Khỉ đuôi lợn/Northern Pig-tailed Macaque (Macaca leonina)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Cercopithecidae |
Chi (genus) | Macaca |
Loài (species) | M. leonina |

Được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam loài này ghi nhận phân bố khu vực miền Trung và miền Nam nhưng không ghi nhận phân bố ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Chúng đang suy giảm vì bị săn bắt bán lấy xương làm thuốc dân gian và hậu quả của việc phá rừng để phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Chúng xuất hiện ở rừng thường xanh, bán thường xanh và rừng rụng lá trên những vùng đất thấp, tuy nhiên có ghi nhận chúng ở độ cao khoảng 2.000 m. Chúng phân bố ở nhiều vùng tại Việt Nam bao gồm 20 khu bảo tồn nhưng không đặc biệt phổ biến tại bất kì vùng nào. Ước chừng số lượng cá thể cao nhất của loài này được ghi nhận ở khu vực dãy Trường Sơn nhưng hiện tại vẫn chưa ước tính được số lượng quần thể.
Một địa điểm có tỷ lệ cao tìm thấy loài này chính là Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Đặc điểm
Con đực và con cái khi động dục sẽ dành nhiều thời gian cho nhau để giao phối, sau đó chúng chải chuốt, con đực sẽ dành 56% và con cái là 34% để nghỉ ngơi và giao phối với nhau. Đặc điểm nhận dạng loài này chính là các đặc điểm trên mặt và đầu (Coke Smith).
Chúng ăn chủ yếu các loại trái cây và thành phần thức ăn của chúng khá phong phú với tổng cộng 91 loài khác nhau (Hoang Minh Duc). Chúng sống chủ yếu trên cây và khi gặp nguy hiểm chúng nhảy qua các cây để tẩu thoát (Hoang Ha).
Khỉ mặt đỏ/Stump-tailed Macaque (Macaca arctoides)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Cercopithecidae |
Chi (genus) | Macaca |
Loài (species) | M. arctoides |

Được mô tả lần đầu năm 1831 từ một mẫu vật thu được ở miền Nam Việt Nam, loài này xuất hiện khắp Đông Nam Á và phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Chúng đang bị mất dần môi trường sống, bị săn lùng khắp nơi để lấy xương và chịu thiệt hại vì bị sử dụng cho nghiên cứu y học.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này xuất hiện trong các khu rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng rụng lá và đôi khi ở cả rừng tre để thích nghi với môi trường sống thu hẹp dần. Chúng thường sống ở độ cao từ 50 đến 2.800 m không thường ghi nhận được dữ liệu về loài này ở những địa bàn quá thấp. Chúng cũng có ở các khu bảo tồn nhưng hiếm khi bắt gặp.

Đặc điểm
Có chiều dài thân 485 – 700 mm, dài đuôi 30 – 50 mm, khối lượng từ 7 đến 18 kg. Bộ lông màu vàng nhạt, xám nhạt hoặc đen.
Chưa rõ tình trạng quần thể ở Việt Nam nhưng số lượng của chúng đang giảm dần vì nạn săn bắt. Ở những khu vực không bị săn bắt, chúng có thể xuất hiện với những đàn lớn lên đến hơn 100 con (Fan Peng Fei).
Khỉ mốc/Assamese Macaque (Macaca assamensis)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Cercopithecidae |
Chi (genus) | Macaca |
Loài (species) | M. assamensis |

Khỉ mốc phân bố rộng rãi ở phía Đông Bắc Ấn Độ, Bhutan, Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Ở Việt Nam chúng xuất hiện ở các khu rừng thường xanh, bán thường xanh, thậm chí trên cả núi đá vôi, và ở các khu vực có độ cao cao hơn khu vực Tây Bắc và dãy Trường Sơn.

Đặc điểm
Con đực nặng 10 kg đến 14,5 kg, con cái nặng 8 kg đến 12 kg. Có bộ lông màu vàng xám đến nâu sẫm. Đầu có một phần tóc màu tối ở má hướng ngược về phía tai. Phần tóc trên vương miện được rẽ ngôi giữa. Vai, đầu và cánh tay màu có xu hướng nhạt hơn so với phần thân sau, có màu xám. Đuôi ngắn và có nhiều lông. Chiều dài từ đầu đến thân là 51 đến 73,5 cm (20,1 đến 28,9 in) và đuôi dài 15 đến 30 cm (5,9 đến 11,8 in).
Thức ăn của khỉ mốc là trái cây, lá, ngũ cốc và một số động vật không xương sống. Sống hàng ngày, và đôi khi cả trên cây và trên cạn. Chúng ăn tạp và ăn trái cây, lá cây, động vật không xương sống và ngũ cốc. Chúng thích những cánh đồng trồng ngô, tiếp theo là củ khoai tây, nhưng cũng đánh phá các cánh đồng trồng lúa mì, kiều mạch và kê.
Khỉ vàng/Rhesus Macaque (Macaca mulatta)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Cercopithecidae |
Chi (genus) | Macaca |
Loài (species) | M. mulatta |

Đây là loài khỉ phân bố rộng rãi nhất ở châu Á, từ Afghanistan đến bờ biển phía Đông của Trung Quốc. Chúng xuất hiện khắp miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Vượt lên tất cả các loài linh trưởng khác ở châu Á, ngoại trừ con người, đây là loài có khả năng thích ứng tuyệt vời, có thể tìm thấy ở mọi môi trường sống.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Khỉ vàng này có thể sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao. Từ vùng rất lạnh tới vùng nóng gần 50 °C, từ nơi rất khô tới nơi có lượng mưa hàng năm 10.000 mm và từ độ cao so với mặt nước biển tới 3.050 m. Chúng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, gần khu nông nghiệp. Chúng sống tới độ cao 3.000m. Nước là yếu tố ngăn cản của sự phân bố.
Ở Việt Nam, trước năm 1975, phân loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng các tỉnh phía Bắc tới Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng >20.000 km2.

Đặc điểm
Khỉ vàng có thân màu nâu, phần mông, hai bên hông và đùi màu nâu đỏ, nhìn chung, toàn thân màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu ngắn, phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước. Đuôi có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ, da quanh chai mông tròn, không có lông.
Khỉ cái mang thai khoảng 6 tháng, đẻ một con và nuôi con nhỏ bằng sữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khỉ cái đẻ sinh đôi. Khỉ vàng 4 tuổi là trưởng thành. Chúng là loài hoạt động ban ngày, phần lớn dưới đất, một phần trên cây nhưng khoảng 75% thời gian trong ngày chúng hoạt động trên mặt đất (Nguyen Van Truong).
Tuổi thành thục từ 42-48 tháng, thời gian mang thai 164 ngày. Khoảng cách giữa các lần sinh 12-24 tháng. Thời gian sinh sản trong năm khoảng 3-6 tháng. Khỉ có tuổi thọ khoảng 25 năm, có con sống được đến 30 năm.
Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của phân loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 50 do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Từ năm 1962, khỉ vàng bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều, khỉ vàng tổ chức nhân nuôi với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vacxin từ đó đảo Rều có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống. Hơn 1.000 con khỉ vàng được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học. Đây là những chú khỉ được nuôi để sản xuất văcxin bại liệt và phục vụ nhiều công trình nghiên cứu y học.
Trong tự nhiên, khỉ vàng sống thành nhóm tới 50 cá thể. Chúng sống theo từng bầy, mỗi bầy có một khỉ chúa. Cấu trúc đàn dạng nhiều đực, nhiều cái. Trong đêm thường con cái sống tập thể. Con đực đầu đàn tuy có dẫn đầu nhưng thường ở phía ngoài của nhóm.
Khi chúng kêu tiếng “hu hi hu hi” là tiếng gọi bầy đàn đến lấy thức ăn, tiếng “chí chóe” là tiếng mâu thuẫn đang có xô xát, tiếng “cách cách” của khỉ chúa là tiếng báo hiệu cho bầy đàn có nguy hiểm. Khỉ thường sống theo đàn khoảng 30 – 50 con/đàn, mỗi đàn có một con đầu đàn gọi là khỉ chúa, là con khỉ đực to lớn và có sức khoẻ nhất trong đàn. Mỗi khỉ chúa thường sở hữu đến 3 – 4 khỉ cái.
Khỉ vàng cũng tham vọng tranh giành quyền lực, cũng yêu thương mãnh liệt, cũng thù, ghét, đau buồn khi đồng loại qua đời. Những đêm trăng sáng cả đảo mất ngủ với khỉ, bởi có trăng chúng đi chơi suốt đêm. Chúng nô đùa, con nào có bạn tình rồi thì cùng ngồi áp vào nhau ngắm trăng.
Trước khi chết vì già hay ốm đau, khỉ thường tìm đến nguồn nước, để uống ngụm nước cuối cùng trong đời rồi chết ở đó. Có con khỉ yếu quá không về được tới nơi, được đàn khỉ khênh về. Khi chết đàn khỉ cũng kéo đến ngồi ở đó.
Khỉ đuôi dài/Long-tailed Macaque (Macaca fascicularis)
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Primate |
Họ (familia) | Cercopithecidae |
Chi (genus) | Macaca |
Loài (species) | M. fascicularis |

Loài này có hầu hết khu vực Đông Nam Á và miền Nam Việt Nam. Mặc dù, chúng được coi là loài ít lo ngại bởi sự phân bố rộng rãi. Ngày 7 tháng 3 năm 2022 loài này được nâng mức bảo tồn từ LC lên hẳn EN mới mức độ nguy cấp đứng thứ 2 trong danh mục sách đỏ của IUCN.
Một số khu vực có thể xem và quan sát

Loài này thường thích sống ở ven sông hoặc ven biển, kể cả rừng ngập mặn, đất canh tác nông nghiệp và thậm chí cả khu bán đô thị trong địa bàn của chúng. Đây là loài linh trưởng quen thuộc nhất ở Việt Nam và có thể dễ dàng bắt gặp ở Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Đặc điểm
Chiều dài cơ thể của con trưởng thành, khác nhau giữa các phân loài, là 38–55 cm với tay và chân tương đối ngắn. Con đực lớn hơn đáng kể so với con cái, cân nặng 5–9 kg so với cân nặng 3–6 kg của con cái. Đuôi dài hơn cơ thể, thường dài 40–65 cm, được sử dụng để giữ thăng bằng khi chúng nhảy khoảng cách lên đến 5 m. Các phần trên của cơ thể có màu nâu sẫm với các chóp màu nâu vàng nhạt.
Các phần bên dưới có màu xám nhạt với phần đuôi màu xám đậm/nâu. Có lông đỉnh hướng ra sau, đôi khi tạo thành mào ngắn ở đường giữa. Da của chúng có màu đen ở bàn chân và tai, trong khi da ở mõm có màu hồng xám nhạt. Mí mắt thường có những mảng trắng nổi rõ và đôi khi có những chấm trắng trên tai. Con đực có ria mép và râu trên má đặc trưng, trong khi con cái chỉ có râu trên má. Chúng có một túi má dùng để đựng thức ăn trong khi kiếm ăn.
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
3 loài Cu li tại Việt Nam – Loài linh trưởng dễ thương và quý hiếm
Th9
26 loài Rùa cạn và rùa nước ngọt tại Việt Nam – Khám phá và bảo tồn
Th9
Hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp tại Côn Đảo: Một thiên đường biển đầy sắc màu
Th9
Rùa biển tại Côn Đảo – 4 kỳ quan sinh vật và những nỗ lực bảo tồn
Th9
Động vật đặc hữu tại Côn Đảo – Kho báu sinh thái không thể bỏ qua
Th9
Bò biển (Dugong dugon) – Vẻ đẹp và sự độc đáo tại Côn Đảo
Th9
Thảm cỏ biển – Kỳ quan dưới đáy biển Côn Đảo
Th8
Côn Đảo – Khi 14 hòn đảo hòa quyện thành một thiên đường độc đáo
Th8