- Tổng quan về cây thôn hai lá dẹt.
Cây thông hai lá dẹt có danh pháp khoa học là Ducampopinus krempfii, thuộc Họ thông (Pinaceae). Đây là loài thông cổ với đặc trưng là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ có duy nhất ở Việt Nam và phân bố tập trung tại cao nguyên Lang Biang đặc biệt là ở vườn quốc gia Bidoup và một số khu vực lân cận. Đây là loài thông được nhiều nhà thực vật học trên thế giới hết sức quan tâm. Thông hai lá dẹt có ý nghĩa đặt biệt trong nghiên cứu khoa học và có vai trò sinh thái quan trọng trong kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim.


Cây thông hai lá dẹt. (Nguồn: Khắc Lịch)
Ban đầu, loài thông quý hiếm này được được biết đến với tên gọi là Pinus krempfii H. Lec thuộc Họ Abietaceae, mang tên nhà thực vật học người Đức M. Krempf, người đầu tiên thu mẫu vật thông hai lá dẹt ở thượng nguồn Sông Mao trên độ cao 1.350m. Sau này, nhà thực vật học người Pháp là A. Chevalier đã lấy tên Ducamp, một quản đốc thủy lâm người Pháp, người tổ chức nên Cục lâm nghiệp ở Đông Dương, để đặt tên cho loài là Ducampopinus krempfii (Lec) A. Chev. Người ta còn gọi loài thông này với cái tên khác nữa là thông Sré.
2. Phân bố.
Trong công trình Thực vật học đại cương của Đông Dương, Hickel cho biết thông hai lá dẹt gặp ở độ cao 1.200 – 1.500m tại một vài khu phân bố chính ở Lâm Đồng, song nơi dễ tiếp cận nhất là vùng Cổng Trời. Vùng Cổng Trời trên dãy Hòn Nga thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km, khu phân bố có diện tích khoảng 750ha.
Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu thông hai lá dẹt còn được phân bố ở những nơi khác như: vùng phụ cận Nha Trang (Khánh Hòa) giáp với vùng rừng Đơn Dương (Lâm Đồng), suối Vàng (Lâm Đồng), đèo Ngoạn Mục (Lâm Đồng) và vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đak Lak).
3. Đặc điểm sinh học và sinh thái của thông hai lá dẹt.
Thông hai lá dẹt có đường kính đạt khoảng 1,5-1,6m, đôi khi đạt tới 2m. Tán của cây thường khá rộng, dày, sẫm màu và có hình rẻ quạt. Đoạn thân dưới cành lớn, hầu như không có cành nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá. Cây mầm thường có khoảng 10-13 lá mầm đầu tiên có hình xoắn cong về một hướng như lưỡi liềm, lá dài khoảng 2-3cm, sau đến là các lá nhỏ mọc quanh thân, dài 1,5-2,5cm. Khi cây ở độ tuổi non (5-20 tuổi), lá dài và rộng bản (dài 10-15cm) hơn lá cây trưởng thành, xếp như hai lưỡi kéo ở phần đầu cành. Khi cây trưởng thành, lá nhỏ và ngắn lại (dài 4-5cm), màu sẫm, mọc thành búi dày ở đầu cành, làm cho tán cây thông già trở nên dày và sẫm màu hơn.
Hạt màu nâu nhạt và có cánh trắng, khi chín, hạt có thể phát tán trong một phạm vi tương đối rộng và nón quả còn tồn tại một thời gian trên cây. Quả chín vào mùa mưa nên đây là một khó khăn lớn đối với việc thu thập hạt vì khó đến được rừng để xem xét và thu hái đúng thời gian.



Đặc điểm hình thái cây thông hai lá dẹt. (Nguồn: tapchimoitruong.com, KHTN&CN 2015).
Bên cạnh đó, một số loài cây còn được phát hiện dưới tán những cây thông hai lá dẹt khổng lồ ở vùng Cổng Trời là những cây lá rộng đặc trưng cho rừng nhiệt đới ẩm như các cây thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae), họ long não (Lauraceae), họ mộc lan (Magnoliaceae). Ngoài ra còn thấy hồi núi, thông lông gà, cau rừng, hồng rừng và các loài thực vật chỉ thị cho độ ẩm cao đặc trưng của rừng là cây tóc thần vệ nữ, đỗ quyên, rêu, các loài phong lan v.v…
3. Tình trạng bảo tồn.
Ngày nay, số lượng cây thông hai lá dẹt ngày càng suy giảm và đáng báo động. Nguyên nhân là do bị phá rừng làm nương, các rừng thông hai lá dẹt đang bị đe dọa, nhiều cây bị mất môi trường sinh sống tối ưu, bị chết rụi, nhiều cây quá già cũng tự đổ gãy. Bên cạnh đó, một phần do nạn khai thác rừng trái phép của lâm tặc. Vì gỗ thông mang lại giá trị kinh tế cao chính vì thế việc khai thác gỗ thông trái phép diễn ra ngày càng tăng.
Cây thông hai lá dẹt xếp vào hạng sắp nguy cấp (VU) trong sách đỏ thế giới (IUCN) năm 2019 và thuộc nhóm IIA trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của chính phủ.
Nguồn tổng hợp: Sơn Bách.
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
26 loài Rùa cạn và rùa nước ngọt tại Việt Nam – Khám phá và bảo tồn
Th9
Hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp tại Côn Đảo: Một thiên đường biển đầy sắc màu
Th9
Rùa biển tại Côn Đảo – 4 kỳ quan sinh vật và những nỗ lực bảo tồn
Th9
Động vật đặc hữu tại Côn Đảo – Kho báu sinh thái không thể bỏ qua
Th9
Bò biển (Dugong dugon) – Vẻ đẹp và sự độc đáo tại Côn Đảo
Th9
Thảm cỏ biển – Kỳ quan dưới đáy biển Côn Đảo
Th8
Côn Đảo – Khi 14 hòn đảo hòa quyện thành một thiên đường độc đáo
Th8
Kết nối thiên nhiên – Kết nối chính mình
Th8