Cách phòng chống vắt cắn khi đi rừng:
- Mặc đồ bó, dài tay, không mặc ống quần rộng.
- Nếu quần ống rộng hãy mang vớ cao, cho ống quần vào trong vớ hoặc có thể sử dụng xà cạp để bó ống quần lại.
- Có thể bôi thuốc D.E.P hoặc dầu gió khuynh diệp vào ống quần, mép giầy… tránh vắt bám.
- Dùng loại hóa chất DMP (dimethylphtalate) bôi lên da để xua đuổi vắt.
- Cũng có thể dùng vôi pha với nước hoặc tro bếp và bôi lên phần giày hoặc ủng ngay ống quần để tránh vắt len vào bên trong giày và quần vì vắt vốn rất sợ 2 thứ này. (1 cách khá hay từ người địa phương)
- Không dừng, ngồi đứng lâu hay đi vệ sinh chỗ rậm rạp có nhiều lá cây.
- Chống vắt bằng QUẢ GĂNG: Lấy quả găng loại to như quả ổi, xát lên tay chân và các chỗ hở. quả găng có thể chống vắt rất tốt. (link dẫn đến bài mô tả quả Găng).
- Có thể dùng M-1960 gồm 3 thành phần butilacetanilid, 2 butyl-2 ethyl-3 propanediol và benzyl benzoate với hàm lượng bằng nhau trộn lại hoặc M-1960 kết hợp với 10% Tween 80 dùng để ngâm tẩm vào quần áo sẽ có tác dụng chống vắt tấn công, xâm nhập vào người để hút máu.


Tìm hiểu về con vắt:
Vắt là một loài sinh vật cùng họ với đỉa, thuộc lớp Hirudinea, ngành giun đốt Annelida. Cũng như đỉa, vắt cũng có đời sống kí sinh ngoài, bằng cách bám và hút máu vật chủ. Khi hút máu, vắt tiết ra chất chống đông máu có tên gọi là Hirudin vào chỗ hút máu từ đó làm cho máu không thể đông được mà tiếp tục chảy máu.
Vắt có nhiều ở những khu rừng nhiệt đới có độ ẩm khoảng 24-27oC và khoảng thời gian chúng kiếm ăn là khoảng từ 5-8 giờ sáng hoặc 17-19 giờ tối, khi nhiệt độ còn mát mẻ. Đặc biệt, khi trời mưa và không khí có độ ẩm cao là lúc vắt đi kiếm ăn nhiều nhất.
Vắt sống ở đất, thường ẩn nấp trong hóc đá, dưới lá cây,… Khi người hoặc các loài động vật đi ngang qua, vắt sẽ búng thân và bám lên để hút máu. Đối với người, những chỗ dễ bị vắt bám nhất là bẹn, nách, cổ chân, sau đầu gối, tai…, và chúng có thể chui vào trong vớ, giày để hút ở chân khiến chúng ta không hề hay biết. Các vết hút máu trên da thường không đau nhưng gây chảy máu kéo dài, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi chúng chui vào hút máu ở mắt, mũi, khí quản,…

Cách xử lý khi bị vắt cắn:
- Khi bị cắn bạn phải loại bỏ vắt ra khỏi chỗ cắn bằng cách: dùng bật lửa hơ hoặc xát xà phòng, chanh, dấm, vôi…để chúng nhả ra.
- Sau đó, rửa sạch và sát trùng vết thương. Dùng băng dán y tế hoặc băng y tế để cố định và cầm máu vết thương.
- Sau 15 phút, kiểm tra lại vết thương, nếu cần thì có thể thay băng mới.

Đối với khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:
- Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
- Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt, kể cả khi đi tiểu.
- Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Cuối cùng, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những trang bị an toàn để có chuyến đi trọn vẹn, an toàn và ý nghĩa nhất. Ngoài ra, bị vắt cắn cũng là một trong những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất của một chuyến tham quan rừng nhiệt đới.
Nguồn tổng hợp by Thịnh Trần – Wanee.vn
Điều khoản và phản hồi về việc sử dụng hình ảnh trên website này vui lòng xem tại đây
bài viết mới nhất
26 loài Rùa cạn và rùa nước ngọt tại Việt Nam – Khám phá và bảo tồn
Th9
Hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp tại Côn Đảo: Một thiên đường biển đầy sắc màu
Th9
Rùa biển tại Côn Đảo – 4 kỳ quan sinh vật và những nỗ lực bảo tồn
Th9
Động vật đặc hữu tại Côn Đảo – Kho báu sinh thái không thể bỏ qua
Th9
Bò biển (Dugong dugon) – Vẻ đẹp và sự độc đáo tại Côn Đảo
Th9
Thảm cỏ biển – Kỳ quan dưới đáy biển Côn Đảo
Th8
Côn Đảo – Khi 14 hòn đảo hòa quyện thành một thiên đường độc đáo
Th8
Kết nối thiên nhiên – Kết nối chính mình
Th8